Cuộc chiến của những đám mây

Cuộc chiến của những đám mây
Tạp chí Nhịp sống số - Thế giới đang chứng kiến cuộc đua điện toán đám mây với đích đến có tên gọi “doanh thu 10 tỷ USD” của những hãng công nghệ hàng đầu như Amazon, Microsoft, Salesforce hay Google.

Số liệu mới nhất của hãng nghiên cứu Synergy cho thấy bốn đại gia Internet là Amazon Web Services (AWS), Microsoft, IBM và Google đang có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bất cứ ai và đã chiếm một nửa thị trường dịch vụ cơ sở hạ tầng

Chủ tịch EMC Joe Tucci và CIO Michael Dell trong thương vụ sát nhập Dell - EMC

Chủ tịch EMC Joe Tucci và CIO Michael Dell trong thương vụ sát nhập Dell - EMC

Một thương vụ đình đám khác của năm 2016 này là việc Oracle đã mua lại NetSuite, công ty cung cấp dịch vụ phần mềm điện toán đám mây hàng đầu thế giới với giá 9,3 tỷ USD. Vụ sát nhập này nhằm tăng cường sức mạnh cho giải pháp nhân lực toàn cầu dựa trên nền tảng điện toán đám mây (Oracle Global HR Cloud) và quản lý nhân tài dựa trên nền tảng điện toán đám mây (Oracle Talent Management Cloud) dành cho doanh nghiệp của Oracle.

Những tên tuổi khác như HP và IBM cũng bắt chước theo mô hình của Amazon. Tuy nhiên, họ đều đang bị tụt lại phía sau khá xa và khó có thể đuổi kịp Amazon trong một sớm một chiều. Mặc dù vậy, IBM được cho là đang lặng lẽ định vị lại chính mình với các doanh nghiệp bằng các dịch vụ đám mây của riêng mình.

Tương tự như Azure, xuất phát điểm của IBM trong lĩnh vực điện toán đám mây khá chậm chạp khiên họ không có  dịch vụ nổi bật cũng như khách hàng lớn. IBM kiếm tiền chủ yếu  thông qua việc bán dịch vụ công nghệ phần mềm Middleware. Máy chủ và hệ thống lưu trữ đã từng là con bò sữa của IBM nhưng hiện nay đang có tốc độ suy giảm liên tục. IBM đã phải bán bộ phận kinh doanh máy chủ x86 của mình cho Lenovo hồi năm 2013. Những điều này chứng tỏ việc IBM đang dần tử bỏ những gì đã làm nên tên tuổi của họ. IBM tự đặt chỉ tiêu cho mình là bắt kịp Amazon và các nhà cung cấp điện toán đám mây khác, điều này đã chỉ ra rằng vị thế của hãng bây giờ chỉ là cái bóng của ông lớn ngày xưa.

Hãng công nghệ hàng đầu thế giới này cũng đang tích cực chuyển mình với sự thay đổi trong cơ cấu kinh doanh cổ điển về phần mềm và gia công phần mềm dịch vụ sang việc tiếp cận khách hàng thông qua nền tảng Internet và điện thoại di động.

Nền tảng IaaS của IBM bao gồm SoftLayer, một công ty con mới được IBM mua lại vào tháng 7/2013 đã biến hãng này trở thành Top những nhà cung cấp IaaS hiệu quả nhất. IBM đang đầu tư hàng tỷ USD vào điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng một danh mục các dịch vụ điện toán đám mây toàn diện nhất thế giới, từ Cơ sở hạ tầng như là dich vụ (IaaS) tới Nền tảng như là dịch vụ (PaaS – Platform as a Service) và Phần mềm như là dịch vụ (SaaS – Software as a Service).

IBM cùng với các đối tác HP và VMware, đưa ra dịch vụ "điện toán đám mây lai" cho phép khách hàng đưa dữ liệu kinh doanh quan trọng về mạng nội bộ và kết hợp với hệ thống đám mây công công nhằm cắt giảm chi phí đầu tư ban đầu. Sau những nỗ lực của mình, IBM đã có nhiều giao dịch lớn với hãng hàng không Đức Lufthansa, ngân hàng Hà Lan ABN AMRO, đại gia trong lĩnh vực quảng cáo WPP, hãng sản xuất thiết bị âm thanh Woox Innovations ở Hồng Kông và chi nhánh Dow Water của Dow Chemical.

Trong mảng kinh doanh điện toán đám mây, Microsoft đang đi theo một hướng khác khi  tập trung vào dịch vụ phần mềm. Nhưng họ cũng đang đối mặt với một công ty điện toán đám mây danh tiếng khác là Salesforce  khi hãng này vừa mua lại Quip, ứng dụng được phát triển bởi cựu giám đốc công nghệ Facebook Bret Taylor, với giá trị 750 triệu USD vào hồi đầu tháng 8/2016. Đây là một nước đi đầy táo bạo có thể đe dọa tới cả nhà khổng lồ phần mềm Microsoft. Vì đơn giản Quip đã tự khẳng định rằng sẽ thay thế Office của Microsoft, không chỉ vậy ứng dụng này còn còn mang dáng dấp của Google Docs và Gmail. Mục đích của Salesforce khi mua Quip không phải chỉ để phát triển một ứng dụng văn phòng, hay cạnh tranh với Microsoft, mà mục đích chính của Salesforce là lớn hơn rất nhiều, đó là điện toán đám mây và AI. Trước đó, Salesforce đã chi hơn 1 tỷ USD để mua lại Radian6 và Buddy Media Cloud Marketing. Nhiều công ty công nghệ cũng muốn sở hữu đám mây riêng để nhằm hỗ trợ cho các dịch vụ nền tảng của mình, điển hình trong đó là việc Samsung mua lại Joyent, một công ty Mỹ chuyên cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây. Việc mua lại Joyent có thể giúp Samsung độc lập điều hành các ứng dụng di động, IoT hay kho lưu trữ của riêng mình.

Sự trỗi dậy của các cựu vương

Điện toán sương mù- sự trỗi dậy của các cựu vương

Con đường nào dành cho những cựu vương như HP, Cisco, IBM, hay Dell- EMC, đó chính là điện toán phân tán hay còn gọi là điện toán sương mù (fog computing). Khác với điện toán đám mây, hệ thống sương mù bao gồm nhiều máy tính đặt khắp nơi thay vì tập trung vào một vài trung tâm dữ liệu khổng lồ. Điều đó đồng nghĩa với những mạng siêu máy tính nằm rải rác và giúp những sản phẩm cốt lõi của các cựu vương này gia tăng doanh số. Việc khởi xương điện toán sương mù cũng giống như tạo xu hướng, không có ai có thể đảm bảo điều này sẽ thành công nhưng ngành điện toán không phát triển theo đường thẳng một cách tuyệt đối. Trước đó, điện toán phân tán đã được biết đến bởi Sun Microsystem, tuy nhiên kể từ năm 2009 sau khi sát nhập Oracle thì dường như khái niệm này đã bị lãng quên. Có thể đó là một trong những lý do mà Oracle hiện vẫn còn đang nằm ở Top cuối trong cuộc đua lên đám mây.

Có thể bạn quan tâm