
Trong kỷ nguyên số, ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Việt Nam nổi bật với nhiều ưu thế, tuy nhiên cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trước những biến động liên tục trên thế giới. Hội nghị Quốc tế xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT Công nghệ Thông tin Việt Nam năm 2025 do VINASA tổ chức ngày 27-28/5/2025 tại Hà Nội sẽ là diễn đàn chiến lược, kết nối doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm từ các quốc gia tiên phong, và định hình tương lai số bền vững.
Tình hình Quốc tế và Ngành CNTT: Cơ hội và Thách thức
Trong bối cảnh kỷ nguyên số phát triển mạnh mẽ, ngành CNTT toàn cầu đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc, là động lực cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo từ đó định hình lại các lĩnh vực kinh tế, xã hội và quản trị. Theo báo cáo của Gartner (2024), chi tiêu toàn cầu cho CNTT dự kiến đạt 5,26 nghìn tỷ USD vào năm 2025, tăng 7,5% so với năm trước, với trọng tâm là trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và an ninh mạng.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nổi lên như một trung tâm đổi mới, với các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore dẫn đầu về đầu tư công nghệ. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đi kèm với những biến động địa chính trị, như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hay xung đột ở một số khu vực, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Việt Nam - Điểm sáng ngành CNTT trong Kỷ nguyên số
Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng kinh tế số ấn tượng và nguồn nhân lực CNTT trẻ trung, đang trở thành điểm sáng khu vực. Theo Báo cáo Chỉ số Chuyển đổi Số Toàn cầu của CISCO (2023), Việt Nam xếp hạng 44/141 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng kinh tế số ước tính đóng góp 20% GDP vào năm 2025.

Ngành CNTT Việt Nam đạt doanh thu xuất khẩu phần mềm khoảng 8,8 tỷ USD trong năm 2023, theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA). Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030, tập trung vào ba trụ cột: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Song song, Quyết định 392/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, nêu rõ: Mục tiêu đến 2025 Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn...
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là một văn kiện chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về đổi mới sáng tạo, với kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GDP, và đến năm 2045, kinh tế số chiếm tối thiểu 50% GDP, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực này. Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ số và chuyển đổi số.
Song song, Nghị quyết 66-NQ/TW (2023) nhấn mạnh hiện đại hóa bền vững, với CNTT là nền tảng cho tái cơ cấu kinh tế và hội nhập toàn cầu. Đặc biệt, Nghị quyết 59-NQ/TW (2024) kêu gọi hội nhập quốc tế chủ động, tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao như CNTT. Năm 2023, ngành CNTT Việt Nam đạt doanh thu 148 tỷ USD, trong đó 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài, theo Bộ Thông tin và Truyền thông. Vị trí địa lý chiến lược, các FTA như CPTPP, EVFTA, RCEP và Nguồn nhân lực CNTT trẻ, dồi dào cạnh tranh về chi phí với hơn 1,2 triệu lao động trong ngành (Bộ TT&TT, 2024) là các lợi thế cạnh tranh lớn giúp Việt Nam trở thành trung tâm CNTT hấp dẫn.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với thách thức trong việc tối ưu hóa các mối quan hệ đối tác, nâng cao chất lượng giải pháp công nghệ và cạnh tranh với các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn. Những hạn chế này đòi hỏi một nền tảng kết nối mạnh mẽ hơn để khai thác tối đa tiềm năng và củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ CNTT toàn cầu.
Hội nghị Quốc tế xuất khẩu phần mềm và dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam năm 2025: “Kỷ nguyên Số và Biến động Toàn cầu: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á để tăng trưởng đột phá” và “Gặp gỡ các doanh nghiệp và cơ hội hợp tác kinh doanh”
Hội nghị Quốc tế xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam năm 2025 sẽ là cầu nối, điểm giao thoa chiến lược để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ giải quyết các thách thức mà Việt Nam đang đối mặt đồng thời giúp các doanh nghiệp CNTT Việt Nam hiên thực hóa các mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra. Dự kiến diễn ra vào ngày 27-28/5/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, sự kiện do VINASA tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi Số Việt Nam - Châu Á 2025 với sự tham dự của hơn 2.000 đại diện từ 17 quốc gia và nền kinh tế.
Hội nghị là cơ hội để chia sẻ thông tin cập nhật, kinh nghiệm thực tiễn từ các nền kinh tế tiên phong trong khu vực Châu Á - Châu Đại Dương, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia trong lĩnh vực chuyển đổi số. Hội nghị hướng tới việc xây dựng các mô hình hợp tác hiệu quả, tập trung vào hai lĩnh vực trọng điểm là bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm tối ưu hóa nguồn lực và công nghệ. Trong khuôn khổ hội nghị, lãnh đạo các bên sẽ phát biểu những nội dung tham luận chuyên sâu nhằm phân tích xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam và Châu Á, cùng bài học từ các quốc gia dẫn đầu. Tọa đàm về Mở rộng kinh doanh hợp tác quốc tế - bài học từ các doanh nghiệp sẽ do bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA điều phối, với sự tham gia của lãnh đạo các Hiệp hội trong khu vực và các Công ty Việt Nam như VTI và NTTe-MOI, sẽ thảo luận cách mở rộng hợp tác kinh doanh quốc tế.
Bên lề hội nghị sẽ diễn ra các hoạt động: Triển lãm giải pháp công nghệ và Giới thiệu năng lực, Networking giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp từ các quốc gia trong khu vực sẽ tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược
Hội nghị Quốc tế xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam năm 2025: Đẩy mạnh Hợp tác Chuyển đổi Số Việt Nam - Châu Á trong Kỷ nguyên số” hứa hẹn sẽ là cầu nối quan trọng, giúp Việt Nam và các quốc gia Châu Á cùng nhau khai thác tiềm năng chuyển đổi số, tạo đà cho tăng trưởng đột phá trong kỷ nguyên mới!
Sự kiện sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 27-28/5/2025.
Hãy đăng ký tham dự ngay hôm nay.
Link đăng ký tham dự: https://forms.gle/9aM4Y8NvAD1Mbcbx8