Đó là những câu chuyện đã được các bậc phụ huynh chia sẻ tại Hội thảo “Tuổi 15 con cần gì?”, diễn ra ngày 21/3 vừa qua tại Trường THPT FPT. Hội thảo nhằm mục đích giúp phụ huynh thấu hiểu tâm lý của con, nắm bắt xu hướng nghề nghiệp, từ đó lựa chọn môi trường học tập phù hợp với con trong tương lai.
Chương trình có sự tham gia của các khách mời: Ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch HĐQT FPT Telecom, PGS.TS Trần Thành Nam – Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), Thầy Lê Xuân Phương - Trưởng phòng tuyển sinh THPT FPT, hội thảo được dẫn dắt bởi MC Thảo Vân
Tại hội thảo, ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch HĐQT FPT Telecom - đã chia sẻ về Xu hướng phát triển của CNTT và sự tác động của CMCN 4.0 đến thị trường việc làm: “Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), vào năm 2025 có khoảng 130 triệu việc làm sẽ biến mất. Khoảng 70% số công việc như: Giáo dục, Tài chính, Y học, Luật... trong vòng 5 năm tới sẽ được làm thay bởi Hệ thống Robotic Process Automation (RPA) và các ứng dụng Artificial Intelligence (AI)”.
Điều này đồng nghĩa với việc rất có thể trong tương lai, những ngành nghề các bậc phụ huynh đang định hướng cho con theo học có thể sẽ không tồn tại hoặc bị cắt giảm rất nhiều.
“Cơ hội việc làm tại môi trường quốc tế tăng 3000 lần so với ở Việt Nam. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị cho con trở thành công dân toàn cầu ngay từ những năm học cấp ba”, ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh.
Ở phần thứ 2 của chương trình, PGS.TS Trần Thành Nam trò chuyện về các vấn đề tâm lý tuổi 15. Đây là độ tuổi của con cái mà cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất. “Khi cha mẹ càng kiểm soát, càng đưa ra những ý kiến áp đặt thì con càng có xu hướng chống đối. Nhưng khi chúng ta tôn trọng, con sẽ cư xử tích cực và dần có trách nhiệm hơn với các quyết định của mình. Các bậc phụ huynh hãy cho con thử làm những điều con muốn, có thể sẽ gặp thất bại, nhưng, con sẽ nhận ra được mình mạnh điểm nào, yếu điểm nào. Và khi đó chính là cơ hội để cha mẹ ngồi xuống trò chuyện, định hướng cùng con”. PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.
Hãy tạo thói quen dành thời gian trò chuyện cùng con hàng ngày và thực hiện theo nguyên tắc không hỏi, không chỉ dẫn, không chỉ trích, cha mẹ chỉ lắng nghe con nói. Lâu dần mối quan hệ giữa cha mẹ và con sẽ được cải thiện hơn.
PGS.TS Trần Thành Nam cũng bày tỏ thêm: "Chúng ta đừng tước đi quyền được khổ của các con, hãy để các con tự học tự làm và rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống. Giai đoạn tuổi 15, cha mẹ hãy buông tay, cho con bay".
Trong phần toạ đàm cuối hội thảo, thầy Lê Xuân Phương - Trưởng phòng tuyển sinh THPT FPT cũng đã giải đáp phần nào những thắc mắc của phụ huynh về môi trường học tập tại THPT FPT. Các câu hỏi xoay quanh về mô hình học nội trú, cách thức quản lý, phương thức tuyển sinh và các thế mạnh trong đào tạo của nhà trường.
THPT FPT Hà Nội được thành lập năm 2013, nằm trong khuôn viên rộng 30ha của Tổ chức giáo dục FPT tại khu công nghệ cao Hoà Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. THPT FPT ra đời với mong muốn tạo ra một ngôi trường – nơi học sinh được phát triển cá nhân toàn diện, xác định được đam mê và chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và trên hết là một tinh thần tự lập vô cùng cần thiết cho giai đoạn chính thức trưởng thành, trở thành một sinh viên và công dân toàn cầu đúng nghĩa nhất.
Trường hoạt động theo mô hình nội trú với nhiều điểm nổi bật, khác biệt trong chương trình đào tạo như: thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học; tăng cường học tiếng Anh, giáo dục STEM; chú trọng phát triển kỹ năng toàn diện, hoạt động ngoại khoá đa dạng. Môi trường FPT sẽ giúp học sinh được rèn luyện tính tự lập trong các việc hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, ăn ở, học tập, lập kế hoạch công việc, quản lý tài chính, điều hoà các mối quan hệ… Từ đó, học sinh có thể chủ động ra quyết định, định hướng chọn ngành, chọn trường cho chính bản thân.
Để đồng hành cùng các vị phụ huynh trong việc không chỉ nuôi dưỡng mà còn định hướng nghề nghiệp cho con em, Trường thường xuyên có nhiều hoạt động hướng nghiệp cụ thể và hữu ích.
Ngày nay, muốn cạnh tranh trong thị trường lao động, các bậc phụ huynh cần trang bị cho con 4 yếu tố: kiến thức chuyên môn, thể chất, kỹ năng và phong cách sống. Trong đó, kỹ năng phản biện là một kỹ năng không thể thiếu và hãy xem tiếng Anh là ngôn ngữ chứ không phải là ngoại ngữ. |