Ericsson lần đầu tiên trình diễn công nghệ 5G tại Việt Nam

Ericsson lần đầu tiên trình diễn công nghệ 5G tại Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - Ngày 12/7, Ericsson và Cục Tần số vô tuyến điện (ARFM) đã tổ chức hội thảo trình diễn công nghệ 5G đầu tiên tại Việt Nam. Qua đó, phần nào cho thấy cách thức mà 5G có thể tác động và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo với các ngành công nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định việc sử dụng 5G là sẽ xu hướng tất yếu của sự phát triển công nghệ

Tham dự hội thảo và phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định, việc sử dụng 5G là sẽ xu hướng tất yếu của sự phát triển công nghệ trong tương lai gần. Để khai thác triệt để công nghệ này, bắt kịp "chuyến tàu số" của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy nhanh tốc độ đưa công nghệ 5G vào triển khai thực tế tại Việt Nam là vấn đề hết sức cấp thiết. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để xây dựng cơ chế, chính sách nhằm quản lý, hỗ trợ đưa công nghệ 5G vào phát triển tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.


Ông Magnus Ewebring - Giám đốc Công nghệ của Ericsson khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Bên cạnh việc chia sẻ tầm nhìn và các tri thức công nghệ, các chuyên gia đến từ Ericsson cũng đã có phần trình diễn công nghệ 5G, hạ tầng mạng, vạn vật kết nối (IoT) và các giải pháp kinh doanh kỹ thuật số.Trong đó, hệ thống thử nghiệm 5G của Ericsson bao gồm tất cả các chức năng cần thiết cho thử nghiệm tiền thương mại, những tính năng như điều hướng (Beamforming) và theo dõi chùm sóng (Tracking), MIMO đa người dùng, truyền dữ liệu từ nhiều trạm cho một máy đầu cuối (Multi-site transmission), thiết kế tối ưu hóa dữ liệu truyền (Ultra-lean design) và TDD động.


Màn trình diễn ấn tượng của cánh tay robot tại hội thảo

Độ trễ thấp và độ tin cậy cao của 5G, kết hợp với lưu trữ thông minh trên điện toán đám mây đã giúp tăng cường giao tiếp giữa người với máy - một tiền đề vô cùng quan trọng trong thời đại IoT. Điều này được thể hiện trực quan sinh động qua robot cánh tay cảm ứng chuyển động tại Hội thảo, với cách mà mà người tham gia có thể kiểm soát trong thời gian thực bằng chuyển động bàn tay và ngón tay. Các ứng dụng này có thể được sử dụng trong rất nhiều công việc, bao gồm phẫu thuật từ xa, quản lý tai nạn đường bộ và các tình huống mà sự có mặt của con người có thể không an toàn.

Đại diện Ericsson cho biết: Sự kiện quan trọng này là một phần trong cam kết của

Ông Dennis Brunetti - Tổng GĐ Ericsson Việt Nam và Myanmar

Ông Dennis Brunetti - Tổng GĐ Ericsson Việt Nam và Myanmar

Dự báo về sự phát triển của công nghệ 5G trong tương lai tại Việt Nam, ông Denis Brunetti - Tổng Giám đốc công ty Ericsson Việt Nam và Myanmar - cho biết: "Tầm nhìn của Việt Nam về ICT sẽ chứng kiến việc giới thiệu công nghệ 5G quy mô lớn trên toàn quốc, mang lại khả năng cung cấp các dịch vụ băng rộng di động tốc độ cao, độ trễ thấp, bao gồm cả việc truyền trực tiếp tín hiệu video 4K đến các thiết bị di động. Nó còn cho phép triển khai các dịch vụ tiên tiến dành cho người dân, từ khả năng truy cập với chất lượng tốt hơn tới dịch vụ y tế trên cả nước, hệ thống giao thông thông minh, bao gồm cả xe ô tô tự lái, cùng với những sáng tạo mới trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ tài chính, năng lượng và an toàn xã hội”.

Cũng theo ông, trong một nghiên cứu mang tên "Tiềm năng Kinh doanh 5G", Ericsson đã xác định được cơ hội to lớn cho các nhà khai thác viễn thông, những doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề số hóa ngành công nghiệp này bằng việc ứng dụng công nghệ 5G; và dự báo tiềm năng doanh thu trên toàn cầu là 582 tỷ USD vào năm 2026.

"Để nắm bắt được tiềm năng thị trường, bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ 5G và lập kế hoạch sớm, cần phát triển kinh doanh, các mô hình khả thi với thị trường và sự thích ứng của các tổ chức. Theo chúng tôi, các ngành sản xuất, năng lượng/ dịch vụ công cộng và an toàn xã hội có cơ hội cao nhất để đẩy mạnh và tạo doanh thu nhờ 5G tại Việt Nam”, ông Denis chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.