Theo
Xung quanh chủ đề này, TheVerge đã có một cuộc trò chuyện với David Besbris, phó phòng kỹ thuật tìm kiếm của Googlevà Malte Ubl, kỹ sư trưởng dự án AMP.
Theo David Besbris, đây là một dự án khá minh bạch, và Google không tạo ra AMP để kiểm soát hết mọi thứ như mọi người nghĩ. Ông này liên hệ đến việc, vài năm trước khi AMP xuất hiện, tình trạng truy cập mobile web khá tồi tệ. Apple và Facebook đã giải quyết vấn đề bằng tạo ra một nền tảng độc quyền và thuyết phục các nhà xuất bản đăng bài theo định dạng có sẵn trên nền tảng của họ. Mọi việc với AMP đang diễn ra tương tự như vậy.
“Xu hướng của ngành này là giải quyết vấn đề theo cách đơn giản, đảm bảo rằng ta có thể kiểm soát được trải nghiệm người dùng”, Besbris nói. Và giải pháp của Google là AMP, một framework được thiết kế để giúp duyệt web nhanh hơn, giúp các website thông thường có được cơ hội cạnh tranh với Apple và Facebook.
Điều này đòi hỏi sự kết hợp của các công nghệ web sẵn có (như iFrame), các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho chính các trang web, và điều trọng yếu là một cơ sở hạ tầng khác cho việc trung chuyển trang web giữa máy chủ của nhà phát hành đến điện thoại người dùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt phàn nàn khi người ta nhắc đến AMP: cách iFrame cuộn trang rất kỳ cục, URL không khớp, kết quả trang web mà AMP trả về nhìn hơi thiếu so với trang web gốc...
Dù rằng có nhiều vấn đề, AMP cũng có ấn tượng của riêng nó. Chẳng hạn như khi bạn xuất bản một trang web, nó sẽ được truy xuất từ bất cứ máy chủ nào. Điều khác biệt, khiến nó có thể load ngay tức thì chính là vì nó đã được load ngầm ngay từ trước đó rồi. Mặc dù việc pre-loading này là đã có tải về, nhưng bạn sẽ không được tính là 1 view cho trang đó, và sẽ không gửi bất kỳ dữ liệu nào từ cookies hay tác động gì cho đến khi bạn click vào. Và bạn có thể tin rằng cái trang web đã cached đó luôn được cập nhật, chuẩn như bản gốc của nó, ngay cả khi bản gốc có sửa đổi sau khi đăng.
“Quay lại ban đầu, lúc ấy không có trang web nào có khả năng làm được điều tương tự,” Besbris nói. Ubl và đội của anh ta đã đi đến việc kết hợp các công nghệ để biến nó thành hiện thực, nhưng điều này lại đòi hỏi công nghệ hiện vẫn chưa được tích hợp vào web. Vậy nên Google đã phải đưa ra sự lựa chọn: Cần thời gian để thuyết phục thay đổi tiêu chuẩn cho phần body của trang web và sau đó là các nhà sản xuất trình duyệt hỗ trợ hoặc là cứ đi trước, làm luôn, tung ra luôn trên các sản phẩm của mình trước.
Google phải chứng minh được rằng các trang web thông thường có thể duyệt nhanh như Instant Article được. Quan trọng hơn, điều này phải được thực hiện thật nhanh trước khi người dùng bỏ thói quen duyệt web để đến với hàng triệu app đọc tin tức như vậy. Besbrid nói Google không thể đợi các ủy ban xây dựng nên tiêu chuẩn web để thực hiện điều này.
AMP có được tính là “web” hay không chính là một điểm quan trọng của luận điểm này.
Besbris và Ubl tin chắc chắn rằng nó đúng là một trang web thực sự và đưa ra bằng chứng cho lập luận này. AMP không cần máy chủ của Google hay của Google Ads; chúng có thể được đăng và phân phối hoàn toàn không phụ thuộc vào Google.
Cho dù các kỹ sư của Google nghĩ gì đi nữa, bên ngoài Mountain View, người ta vẫn nghĩ AMP có liên kết chặt chẽ với Google hơn là với các trang web – dù rằng nó được chấp nhận bới Bing, Twitter, Baidu và một số ông lớn khác. Một phần của vấn đề vì AMP chính là phản ứng của Google với Facebook và Apple, nên nó dễ bị hiểu nhầm chỉ là cái gì đó tương tự.
Nhưng phần lớn của vấn đề lại là Google là một công ty lớn và đã tung ra AMP theo hướng hoành tráng nhất với sản phẩm mạnh nhất của hãng: Tìm kiếm (Google Search). Các nhà xuất bản hỗ trợ AMP sẽ xuất hiện ở những vị trí ưu tiên, đẹp nhất của Google, đồng nghĩa với rất nhiều lượt truy cập. Đó là một nguồn động viên vô cùng to lớn cho những ai dùng AMP.
Những gì Google đang định làm không phải là chuyển hết tất cả qua AMP, mà chỉ sử dụng một vài ý tưởng thông minh đằng sau cách vận hành của AMP, nâng cấp những ý tưởng này, và nâng nó thành chuẩn luôn, và nó sẽ không liên quan gì đến Google cả. Bằng cách này, gần như mọi trang web đều có thể được phân phối dễ dàng và tải trang nhanh như điện xẹt, y hệt như những trang web có AMP vậy.
Các công ty khác ngoài Google sẽ rất ít có khả năng áp dụng AMP như một giải pháp toàn diện cho các trang web của họ. Trong khi đó, các tiêu chuẩn mới đang được phát triển này sẽ rất tốt cho nền tảng các trang web nói chung. Quan trọng hơn, dù là các công ty đối thủ đi nữa cũng sẽ có nhiều khả năng sử dụng các công nghệ mới này nếu họ thấy nó thực sự tốt cho nền tảng web nói chung chứ không chỉ riêng cho dự án của Google.
“Ý tưởng của chúng tôi luôn là lấy những điểm hay nhất của AMP và những bài học từ xây dựng AMP để đưa thành quy chuẩn,” Besbris nói.
Định dạng mới này thậm chí còn chưa có tên.Nhưng cho dù là gì đi nữa, nó cũng sẽ là một hỗn hợp của các công nghệ khác nhau. Bước tiếp theo sẽ là các thủ tục tốn nhiều thời gian và các phiên bản được dựng, thử nghiệm và chờ sự đồng thuận. Và sau tất cả những điều đó, các nhà sản xuất trình duyệt và app sẽ phải tiến hành nâng cấp sản phẩm của họ.
Trong khi đó, Google tất nhiên sẽ vẫn tiếp tục phát triển AMP và khuyến khích người ta sử dụng nó. Và để tăng tốc, Google sẽ đưa ra phần thưởng cho những ai sử dụng nó: vị trí ưu tiên trên Google Search hay các sản phẩm khác của Google.
Một khi những tiêu chuẩn này được đồng ý và đưa vào thực tiễn, bất kỳ trang nào đáp ứng đủ sẽ được đưa lên Top Stories, Google News trên Android và thậm chí là có icon “tia sét xanh” như các trang hỗ trợ AMP. Dù rằng những trang này sẽ không được bảo đảm luôn luôn có vị trí ngon nhất trên Google search, cũng như AMP vậy, hiện giờ nó sẽ vẫn có vị trí ưu tiên, nhưng không đảm bảo luôn là số 1.
Theo các chuyên gia công nghệ, "cuộc chiến" lần này chắc chắn sẽ dai dẳng hơn những lần cải tổ trước đó về tiêu chuẩn web.