Hơn 70% nhân viên kho hàng lo lắng về tai nạn lao động gây thương tích

Tạp chí Nhịp sống số - Ngày 20/5/2025, Zebra Technologies đã công bố những kết quả nghiên cứu Tầm nhìn Quản lý Kho hàng (Warehousing Vision Study) mới nhất của mình. Trong nghiên cứu “ Nâng cao mọi động thái: Công thức vận hành kho hàng hiệu năng cao”, đội ngũ nhân viên trên tuyến đầu đã chỉ ra lợi ích rõ ràng của tự động hóa vận hành kho hàng và những rủi ro khi chậm tự động hóa.

Theo nghiên cứu này, 63% các nhà lãnh đạo ngành kho hàng toàn cầu có kế hoạch triển khai phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) (63% ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương - APAC) và công nghệ thực tại ảo tăng cường (AR) (65% ở APAC) trong vòng 5 năm tới. Ngoài ra, 64% đối tượng tham gia khảo sát trên toàn cầu có kế hoạch tăng chi tiêu cho hiện đại hóa kho hàng trong 5 năm tới, với tỷ lệ tương tự là 63% ở APAC. Trong khi đó, 63% trên toàn cầu (64% tại APAC) có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa vào năm 2029.

Từ quan điểm của ngành, Interact Analysis dự đoán diện tích kho hàng trên toàn cầu sẽ đạt 3,905 km2 (tương đương 42 tỷ feet vuông) vào năm 2030, tăng 27% so với 3.067 km2 (33 tỷ feet vuông) ở` năm 2023. Chi tiêu lao động trong ngành kho hàng cũng dự kiến được sự kiến sẽ tăng trong dài hạn, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 7% đến năm 2030.

Trong bối cảnh quy mô liên tục mở rộng và khối lượng đơn hàng hàng ngày tăng, phản hồi mà nghiên cứu Warehousing Vision Study nhận được từ đội ngũ nhân viên tuyến đầu trong ngành kho hàng toàn cầu cho thấy các nhà lãnh đạo trong ngành cần hành động nhanh chóng hơn trong việc nâng cao năng lực cho lực lượng lao động.

  • 85% nhân viên kho hàng trên toàn cầu (88% ở APAC) báo cáo rằng nếu người sử dụng lao động không đầu tư vào công nghệ để cải thiện hoạt động kho, họ sẽ không thể đạt được các mục tiêu kinh doanh.
  • 74% nhân viên kho hàng trên toàn cầu (77% ở APAC) lo ngại về việc họ đang dành quá nhiều thời gian làm những nhiệm vụ có thể được tự động hóa.
  • 72% nhân viên kho hàng trên toàn cầu (79% ở APAC) lo ngại về an toàn khi làm việc trong các kho hàng (ngày càng bận rộn), trong đó 70% (72% ở APAC) đặc biệt lo lắng về nguy cơ chấn thương.
  • 69% nhân viên kho hàng trên toàn cầu (73% ở APAC) báo cáo về việc thiếu lao động có trình độ làm việc tại kho và bày tỏ lo ngại về tình trạng mệt mỏi và kiệt sức về thể chất (69% trên toàn cầu, 76% ở APAC).

Thậm chí các nhà lãnh đạo ngành kho hàng cũng phải thừa nhận rằng họ gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ lấp đầy (51% trên toàn cầu, 45% ở APAC) và chuẩn bị đơn hàng (47% trên toàn cầu, 51% ở APAC) được nêu trong các thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA), với độ chính xác đơn hàng (41% trên toàn cầu, 43% ở APAC) và các quy trình xuất kho (41% trên toàn cầu, 40% ở APAC) được coi là hai thách thức vận hành hàng đầu được chỉ ra trong nghiên cứu của Zebra. Hoạt động thương mại điện tử gia tăng cũng khiến việc "giao hàng nhanh hơn tới khách hàng cuối" (37% trên toàn cầu, 36% APAC) trở thành thách thức hàng đầu đối với các đội nhóm trong ngành kho hàng, ngay cả trong bối cảnh công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều.

Do sự chênh lệch ngày càng tăng giữa kỳ vọng của khách hàng và nguồn tuyển dụng hạn chế của các doanh nghiệp kho hàng, các nhân viên kho hàng đánh giá cao việc ứng dụng các công nghệ như robot cộng tác (88% trên toàn cầu, 91% ở APAC), thiết bị kiểm kho hiện đại (88% trên toàn cầu, 90% ở APAC), ứng dụng liên lạc (87% trên toàn cầu, 90% APAC) và các công cụ quản lý tác vụ (91% trên toàn cầu, 94% ở APAC) để giúp giải quyết các vấn đề tại nơi làm việc. Hơn chín trong số 10 nhân viên tham gia khảo sát (93% trên toàn cầu, 92% ở APAC) cũng tin rằng tăng cường ứng dụng công nghệ tự động hóa và di động sẽ giúp thu hút và giữ chân được nhiều nhân viên kho hàng hơn, đặc biệt là khi bản thân họ cảm thấy được người sử dụng lao động trân trọng hơn (89% trên toàn cầu, 90% ở APAC) khi được trang bị các công nghệ này.

Tại Việt Nam, ngành kho hàng cũng đang nhanh chóng nắm bắt các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất vận hành và giảm chi phí trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng từ thương mại điện tử và thương mại toàn cầu. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, quá trình toàn cầu hóa chuỗi cung ứng và kỳ vọng của người tiêu dùng về thời gian giao hàng nhanh hơn, các doanh nghiệp đang áp dụng ngày càng nhiều giải pháp kho hàng thông minh để tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, giảm chi phí vận hành và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Nhiều đơn vị vận hành kho hàng đang chuyển đổi từ hệ thống thủ công sang hệ thống quản lý kho thông minh (WMS), tích hợp tự động hóa, RFID và quét mã QR để hợp lý hóa việc theo dõi hàng tồn kho và thực hiện đơn hàng. Việc áp dụng các công nghệ 4.0 như IoT, AI, giám sát bằng hình ảnh (machine vision) và dữ liệu lớn cũng gia tăng, tạo điều kiện dự báo nhu cầu chính xác hơn, hiển thị giám sát tài sản theo thời gian thực và tối ưu hóa mặt bằng kho.

Bà Vivien Tay, Trưởng nhóm Giải pháp ngành Vận tải & Hậu cần, Kho hàng và Y tế khu vực APAC, Zebra Technologies cho biết: “Khi đội ngũ nhân viên trên toàn cầu và ở Việt Nam đều khẳng định rằng cuộc sống của họ sẽ dễ dàng hơn nếu người sử dụng lao động tích hợp nhiều giải pháp tự động hóa vào quy trình làm việc hơn nữa, thì đó chính là tín hiệu cho thấy cần tăng cường các giải pháp cho ngành kho hàng. Tự động hóa việc di chuyển vật liệu, thu thập dữ liệu và quản lý thông tin mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Khi làm việc trong các kho hàng dù bận rộn nhưng an toàn hơn nhờ tự động hóa, các đội nhóm có thể đáp ứng cam kết dịch vụ hiệu quả hơn và duy trì dòng hàng hóa chất lượng một cách ổn định và đáng tin cậy ra thị trường, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và tinh thần của người lao động.

Có thể bạn quan tâm