Industry 4.0: Cuộc đua khốc liệt trên thị trường công nghệ toàn cầu

Industry 4.0: Cuộc đua khốc liệt trên thị trường công nghệ toàn cầu
Tạp chí Nhịp sống số - Từ trước đến nay, lĩnh vực công nghệ thông tin luôn được đánh giá là có môi trường căng thẳng và cạnh tranh gay gắt bậc nhất với sự góp mặt từ nhiều công ty hàng đầu trên thế giới, điều này càng thể hiện rõ trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 - Industry 4.0 - đang diễn ra từng ngày.

Thay đổi hoặc là chết

Cạnh tranh vốn là một yếu tố không thể thiếu ở mọi lĩnh vực kinh doanh, bởi có cạnh tranh mới giúp mang đến chất lượng sản phẩm tối ưu hơn. Trong mảng công nghệ, yếu tố cạnh tranh luôn có phần khốc liệt hơn và cũng thường xuyên gắn liền với sự thành công, cũng như thất bại, thậm chí tới phá sản của các tập đoàn lớn.

Điều này càng đúng hơn trong những năm tới, khi cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 -

Industry 4.0: Cuộc đua khốc liệt trên thị trường công nghệ toàn cầu

Những tín hiệu khởi sắc

Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, mức chi tiêu cho IT trên toàn thế giới sẽ bật tăng trở lại vào năm 2017 với mức tăng trưởng 2,9% so với năm 2016, sau thời gian giảm nhẹ do ảnh hưởng của khủng hoảng chính trị do sự kiện Brexit tại khu vực châu Âu... Cụ thể, tổng mức chi tiêu cho IT trong năm 2017 sẽ tăng trưởng 2,9%, đạt gần 3,49 nghìn tỷ USD. Trong đó, chi tiêu cho phần mềm sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt mức tăng 7,2% trong năm 2017 tương đương 357 tỷ USD. Chi tiêu cho các dịch vụ IT cũng được dự báo tăng trưởng tốt từ 3,9% trong 2016 lên 4,8% trong 2017, đạt mức 943 tỷ USD.

Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược cung cấp phần mềm, giải pháp, dịch vụ IT làm chủ đạo. Trong đó, nổi bật nhất là những tên tuổi trong ngành công nghiệp IT như IBM, Fujitsu, HP.

Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt

Industry 4.0: Cuộc đua khốc liệt trên thị trường công nghệ toàn cầu

Với Fujitsu, công ty công nghệ số 1 Nhật Bản này đã có bước chuyển mình từ việc chuyên cung cấp thiết bị phần cứng sang các giải pháp phần mềm, ảo hóa, đám mây lai. Hiện nay, mảng cung cấp giải pháp bao gồm cả máy chủ và các bộ lưu trữ dữ liệu chiếm tỷ trọng chính trong lĩnh vực kinh doanh của Fujitsu với 53,9%. Bên cạnh đó, Fujitsu vẫn duy trì cung cấp các sản phẩm điện toán hội tụ, thiết kế và sản xuất một loạt các sản phẩm như máy tính cá nhân, điện thoại di động, máy tính xách tay, thiết bị viễn thông, thiết bị văn phòng…

Fujitsu hiện dẫn đầu thị trường Nhật Bản trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin toàn diện, chiếm 12,8% thị phần. Trong khi đó, trên thế giới hãng công nghệ Nhật Bản cũng đứng ở vị trí thứ 5 với 2,1% thị phần. Sản phẩm chủ lực của Fujitsu là các giải pháp lưu trữ Eternus và dòng máy chủ PrimeQuest. Sự uy tín và chất lượng là sức mạnh của thương hiệu hàng đầu Nhật Bản này.

Liên tục bám đuổi với Fujitsu ở các thị trường toàn cầu và Nhật Bản là “ông lớn” IBM. Nếu như tại “sân nhà” của Fujitsu, IBM đứng thứ 5 với thị phần 6,4% trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ IT thì ở thị trường toàn cầu, hãng công nghệ Mỹ lại đứng đầu với 5,7%. Thế mạnh của IBM là các dịch vụ phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và các công nghệ AI, trí tuệ nhân tạo, máy học. Trong những năm qua, IBM liên tục bán đi mảng máy tính cá nhân và các máy chủ cấp thấp cho Lenovo để tập trung nguồn lực vào việc chế tạo hệ thống AI và cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp.

Industry 4.0: Cuộc đua khốc liệt trên thị trường công nghệ toàn cầu

Một tên tuổi sừng sỏ khác trên thị trường ICT toàn cầu là HP. Được biết đến nhiều hơn ở mảng sản xuất những thiết bị máy tính cá nhân như PC, Laptop, máy tính All in One nhưng trong những năm qua, HP đã phải liên tục tái cấu trúc, thậm chí phải phân tách hệ thống, thành lập 2 công ty riêng biệt để phân bổ lại nguồn lực. Trong đó, một công ty tập trung vào việc cung cấp các giải pháp IT cho doanh nghiệp. Hãng công nghệ Mỹ hiện đứng thứ 4 trên thị trường cung cấp giải IT thế giới với 2,3% thị phần. Mũi nhọn của HP là các giải pháp máy chủ, dịch vụ doanh nghiệp, phần mềm.

Có thể thấy, trước sự biến chuyển chóng mặt của thị trường, chỉ có liên tục thích nghi, không ngại thay đổi, tìm tòi, nắm bắt các xu hướng công nghệ mới thì các công ty ICT mới có thể trụ lại và tiếp tục trở thành những kẻ tiên phong.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.