Muốn triển khai 5G thành công, toàn bộ hệ sinh thái di động phải phối hợp với nhau

Muốn triển khai 5G thành công, toàn bộ hệ sinh thái di động phải phối hợp với nhau
Tạp chí Nhịp sống số - Khi triển khai công nghệ mới như 5G, thách thức lớn Việt Nam phải đối mặt là toàn bộ hệ sinh thái di động phải phối hợp hiệu quả với nhau. Từ chính sách của chính phủ cho tới các nhà mạng, nhà sản xuất thiết bị phải làm việc hiệu quả để triển khai 5G được đồng bộ về chiến lược.

Đó là nhận định được ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc

Qualcomm, Công nghệ 5G, 5G, hệ sinh thái 5G, Thiều Phương Nam, Dell EMC Việt Nam,

Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Đông Dương cho rằng các nhà mạng cần sớm xây dựng mô hình kinh doanh mới cho 5G

Ông Thiều Phương Nam nói: “Nhà mạng phải có mô hình kinh doanh mới cho 5G vì công nghệ này không chỉ đáp ứng để kết nối smartphone mà là kết nối vạn vật, kết nối với máy, với hàng tỷ thiết bị như các ứng dụng thực tại ảo, ứng dụng trong y tế thực hiện ca mổ trực tiếp từ xa, dùng cho xe ô tô tự lái yêu cầu độ trễ thấp... Đó là mô hình kinh doanh các nhà mạng cần hướng tới”. 

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, việc triển khai 5G băng tần cao rất cần thiết cho Việt Nam. Nếu muốn có sự đột phá về chất lượng dịch vụ băng rộng di động thì phải có băng tần cao, lên tới 5-6 Gbps. Với những kinh nghiệm mà Qualcomm có được khi tiếp cận và nghiên cứu về 5G, đại diện này của Qualcomm cũng chia sẻ về những thách thức nà các nhà mạng gặp phải khi triển khai 5G.

Về vấn đề này, trong năm qua Qualcomm cũng đã có những nghiên cứu đột phá về công nghệ cho băng tần cao và đến nay có thể khẳng định hiện đã chín muồi, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai. “Tùy theo từng địa bàn, băng tần cao có thể phù hợp trước cho các thành phố lớn với những yêu cầu lớn về tốc độ cao, độ trễ thấp”, ông Thiều Phương Nam cho biết.

Ngoài ra, với công bố của Qualcomm về nền tảng Chipset cho 5G thế hệ 2 sắp được đưa ra trên toàn cầu, thì giá thiết bị 5G sẽ được bán ở mức phù hợp hơn với thị trường mới nổi như Việt Nam, giúp cho việc triển khai 5G thuận lợi hơn.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị ASEAN về phát triển mạng 5G, đại diện Dell EMC Việt Nam đề cập đến một vướng mắc khác của doanh nghiệp là sự phụ thuộc vào thiết bị, phần cứng.

Cụ thể, ông Lê Văn Thành - CTO Dell EMC Việt Nam - nhận định, các điểm thuận lợi, tiềm năng cho 5G đã được thể hiện khá rõ như: dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng thiết bị thông minh kết nối Internet cao so với mức trung bình của thế giới, Chính phủ Việt Nam có sự quan tâm và vạch ra những chính sách mang tính định hướng để để thúc đẩy phát triển 5G (đơn cử như Bộ TT&TT đã cung cấp băng tần để thử nghiệm 5G từ năm 2019, tiến tới mục tiêu thương mại hóa vào năm 2020)...


Ông Lê Văn Thành - CTO Dell EMC Việt Nam đề xuất: các doanh nghiệp nên triển khai ảo hóa các chức năng mạng để có thể cung cấp dịch vụ một cách linh hoạt, mở rộng

Tuy nhiên ông Thành cho rằng, khi triển khai 5G, Việt Nam sẽ gặp thách thức là số người sử dụng thiết bị cũ 2G, 3G còn nhiều, nên khi triển khai 5G người dùng phải thay đổi thiết bị. Ngoài ra hạ tầng CNTT đang triển khai trong các doanh nghiệp cơ bản vẫn là công nghệ cũ, để có thể sẵn sàng cho công nghệ 5G, các doanh nghiệp phải thay đổi, hiện đại hóa hạ tầng CNTT.

Ông Thành nhận định: “Khi nói về 5G, đằng sau đó là câu chuyện các doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề làm sao có thể khai thác, phân tích dữ liệu hiệu quả, tạo ra thay đổi cho hoạt động kinh doanh... Trong xu hướng phát triển 5G với nhu cầu tăng trưởng rất nhanh, nếu các nhà cung cấp dịch vụ vẫn phụ thuộc vào các thiết bị phần cứng đặc chủng như trước đây, thì việc mở rộng sẽ không linh hoạt, chưa kể sử dụng thiết bị đắt tiền gây tốn kém. Trong khi đó bằng việc triển khai ảo hóa các chức năng mạng sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ có thể linh hoạt mở rộng theo nhu cầu khách hàng”.

Chia sẻ vấn đề này với các doanh nghiệp, đại diện Dell EMC Việt Nam cho hay hiện hãng đang có những bước triển khai để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam triển khai 5G. Cụ thể,Dell Technologies/Dell EMC cung cấp những công nghệ tiên tiến cùng với các ứng dụng 5G, ứng dụng IoT và công nghệ điện toán như Kiến ​​trúc mạng với nền tảng viễn thông VEP 4600, OEM GATWAY 5000... giúp thúc đẩy cuộc cách mạng 5G tại Việt Nam. Công nghệ của Dell sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận 5G nhanh chóng, cho phép triển khai hiệu quả ứng dụng phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, máy học… để phục vụ lợi ích cho kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.