Nền kinh tế số sẽ là động lực để APAC vượt qua Covid-19

Nền kinh tế số sẽ là động lực để APAC vượt qua Covid-19
Tạp chí Nhịp sống số - Theo các chuyên gia hàng đầu khu vực, việc tận dụng các cơ hội kỹ thuật số để xây dựng một hệ sinh thái hòa nhập và thúc đẩy hội nhập khu vực, là điều đặc biệt quan trọng trong khi vẫn chống lại đại dịch Covid-19.

Đó là nội dung chính được đưa ra tại hội thảo trực tuyến với chủ đề “Thúc đẩy nền kinh tế số để hội nhập toàn diện ở châu Á - Thái Bình Dương - Kết nối các ngành kỹ thuật số trong đại dịch”, diễn ra ngày 29/7 vừa qua. Sự kiện do Huawei tổ chức, với sự tham gia của các đại diện, các nhà lãnh đạo tư tưởng từ các lĩnh vực chính phủ, ngành và học thuật trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương

Tận dụng kỹ thuật số để thúc đẩy hội nhập khu vực

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã kêu gọi các quốc gia tận dụng các cơ hội kỹ thuật số để xây dựng một hệ sinh thái hòa nhập và thúc đẩy hội nhập khu vực, như một biện pháp quan trọng trong khi vẫn chống lại đại dịch.

Theo Đại sứ Indonesia tại Trung Quốc Djauhari Oratmangun, một nền kinh tế số mới đang định hình khu vực. Đại dịch chính là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khu vực, mang đến sự thay đổi lớn cho các mô hình kinh doanh. Ông cũng cho biết, Indonesia nỗ lực mở rộng nền kinh tế số để phục hồi xã hội và chuyển đổi số. 

Dựa trên kiến ​​thức kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng, nền kinh tế số đã hỗ trợ tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP khu vực và thúc đẩy khả năng phục hồi trong bối cảnh đại dịch. ASEAN dự đoán nền kinh tế số sẽ đóng góp 1 nghìn tỷ USD vào GDP khu vực theo năm.

Các quốc gia trong khu vực đã đưa ra các lộ trình định hướng tương lai về việc gỡ bỏ các rào cản thương mại, cải thiện phạm vi phủ sóng kỹ thuật số và đảm bảo khả năng tiếp cận phổ biến đối với các dịch vụ kỹ thuật số để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nền kinh tế số.

Đề cập đến việc tạo điều kiện cho một hệ sinh thái kinh tế số để đẩy nhanh quá trình phục hồi xã hội và hội nhập khu vực, Tiến sĩ Lê Quang Lan - Trợ lý Giám đốc Bộ phận CNTT và Du lịch, Ban Thư ký ASEAN - cho biết: “Sự phát triển của hệ sinh thái kinh tế số là một quá trình có sự tham gia tích cực của nhiều bên liên quan, bao gồm cả những người từ các khu vực tư nhân. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến ​​của Huawei trong việc tổ chức cuộc đối thoại này để vận động thiết thực cho quá trình này".

hội thảo nền kinh tế số
Các chuyên gia tham gia Hội thảo trực tuyến

Là một phần của hệ sinh thái, đại diện Huawei cũng bày tỏ cam kết thực hiện Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số của ASEAN 2025 trong ba lĩnh vực chính, đó là kết nối ICT, trao quyền cho nhân tài và ươm tạo hệ sinh thái.

Theo ông Jay Chen, Phó Chủ tịch Huawei Châu Á - Thái Bình Dương, nền kinh tế số đang hình thành trong khu vực sẽ giải quyết khả năng tiếp cận toàn diện với dịch vụ số, bối cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô khởi nghiệp và một nền kinh tế tuần hoàn, bền vững.

Số hóa không chỉ là tiến bộ về công nghệ

Những vấn đề liên quan đến xã hội trong quá trình số hóa nền kinh tế cũng được đặt ra. 

“Số hóa không chỉ là về tiến bộ công nghệ, mà việc trao quyền về chất lượng của số hóa cho công chúng mới là điều tối quan trọng nếu muốn đạt được sự gắn kết rộng rãi. Vai trò của chính phủ là cung cấp năng lực kỹ thuật số như một hàng hóa công cộng, nó có thể được bổ sung bởi các công ty ICT khu vực tư nhân với kết nối chất lượng, ví dụ như Huawei”, Tiến sĩ Tan Khee Giap - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Singapore về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (SINCPEC), nói. 

Đồng tình với quan điểm này, Tiến sĩ Alvin P. Ang từ Đại học Ateneo de Manila cho rằng: "Hệ thống giáo dục phải đặt trong bối cảnh các yếu tố nền tảng của số hóa. Dù là ở trình độ học vấn cơ bản hay ở lứa tuổi trung niên, hay những người đã đi làm, hãy cố gắng học hỏi và nâng cấp bản thân. Chúng ta phải đầu tư vào họ và tạo cơ hội cho các vùng nông thôn của chúng ta bắt kịp bằng cách ít nhất cung cấp cho họ những kỹ năng cơ bản để vượt qua xa lộ công nghệ,".

Cùng đo, là việc các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần hiểu biết về số hóa để nhận thức các cơ hội khi khám phá khía cạnh kỹ thuật số của doanh nghiệp. 

Đại diện Huawei cho biết, trong những năm qua, Huawei đã triển khai nhiều chương trình để đào tạo hơn 100.000 người có năng lực ICT trong khu vực với sự hợp tác của các chính phủ, trường đại học và các tổ chức phi chính phủ. Đối với một hệ sinh thái kinh tế số bền vững, các công nghệ mới như 5G, Internet vạn vật (Internet of Things) và Đám mây (Cloud) mang lại nhiều hứa hẹn về việc tăng cường khử carbon và nền kinh tế tuần hoàn. Tại Châu Á - Thái Bình Dương, Huawei đã tăng cường đầu tư vào các giải pháp xanh bền vững, tận dụng sản xuất điện sạch, giao thông vận tải điện và lưu trữ năng lượng thông minh.

 “Năm năm tới có thể chứng kiến ​​khu vực ASEAN đạt được những bước tiến khổng lồ hướng tới trở thành một xã hội kỹ thuật số và sự chuyển đổi sẽ cho phép các quốc gia thành viên phục hồi nhanh hơn sau đại dịch. Huawei, cùng với các đối tác ASEAN, cam kết thúc đẩy Kế hoạch Tổng thể Kỹ thuật số ASEAN 2025 và tạo ra giá trị mới cho cộng đồng kỹ thuật số và khối kinh tế hàng đầu ”, Ông Jay Chen, Phó Chủ tịch Huawei Châu Á - Thái Bình Dương kết luận. 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm