Cùng với nhận định trên, ông Thomas Zhou cho rằng, trong 7 năm tới, quy mô của nền kinh tế số Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba.
Sự kiện “Digital Cambodia 2019” (Campuchia Số 2019) kéo dài 3 ngày, từ 15-17/3, là một sáng kiến chung của chính phủ Campuchia và khu vực tư nhân, nhằm quy tụ các bên liên quan trong các hệ sinh thái CNTT và ICT, và thúc đẩy môi trường kinh doanh bền vững hơn ở Campuchia để giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo. |
Hiện tại, số lượng thuê bao Internet chỉ trong 6 quốc gia ASEAN đã lên tới 350 triệu người, nhiều hơn cả dân số Hoa Kỳ. Còn riêng ở Campuchia, số thuê bao di động hiện có khoảng 20 triệu, gấp gần 6 lần so với 10 năm trước. Số lượng người dùng Internet, bao gồm cả người dùng băng thông rộng di động và gia đình, đã tăng hơn 1.500 lần so với 6 năm trước.
Trong 5 năm qua, các chiến lược kỹ thuật số quốc gia đã được các chính phủ trên khắp Đông Nam Châu Á đưa ra để đồng hành cùng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Dưới các tên gọi khác nhau như Campuchia Masterplan 2020, Thái Lan 4.0, Quốc gia Thông minh Singapore (Singapore Smart Nation) hay Malaysia Kỹ thuật Số Thông minh (Smart Digital Malaysia), các chiến lược này đều có chung tầm nhìn trong việc chuyển đổi các nền kinh tế thành nền kinh tế kỹ thuật số, kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và các cá nhân, phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo. Tầm nhìn này đã dẫn đến sự phát triển của các dịch vụ và hoạt động mới, như ngân hàng trực tuyến, chính phủ điện tử, khám chữa bệnh từ xa (telemedichine) và dịch vụ vận tải thông minh. Các quốc gia Đông Nam Châu Á hiện đang nổi bật trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Chia sẻ các thông tin này, ông Thomas Zhou cũng cho biết, kỷ niệm năm thứ 20 hoạt động và phát triển tại khu vực này, Huawei Đông Nam Châu Á đã phát triển thành một trong những nhà cung cấp ICT toàn cầu hóa hàng đầu, đóng góp cho sự kết nối của tất cả các nước Đông Nam Châu Á thông qua các công nghệ của mình.
Chẳng hạn như, việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ICT cho khu vực với hơn 8.000 tài năng ICT thụ hưởng trong năm 2018, thông qua các OpenLabs, đào tạo về ICT, các chương trình học bổng, các cuộc thi và chương trình “Hạt giống cho Tương lai”.. Hay việc đặt Trung tâm dịch vụ đám mây quốc tế của Huawei Đông Nam Á tại Singapore, Hồng Kông và Thái Lan. Các trung tâm dịch vụ địa phương cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây đầy đủ, một cửa, thúc đẩy nền kinh tế số...
Thomas Zhou cho biết, trong thời gian tới, Huawei sẽ liên tục đầu tư vào 5G, băng thông rộng, đám mây, trí tuệ nhân tạo và các thiết bị thông minh.
"5G là một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc nâng cấp, số hóa quốc gia thông minh và đóng vai trò là nền tảng của nó”, chuyên gia này nhận định.
Theo đó, là cơ sở hạ tầng ICT quốc gia quan trọng nhất, 5G sẽ cung cấp cho Đông Nam Châu Á cơ hội ngành trị giá 1,2 nghìn tỷ USD. Trong khu vực, số lượng thuê bao 5G sẽ lên tới 80 triệu, lưu lượng truy cập Internet sẽ tăng gấp 5 lần, hơn 20 thành phố thông minh đang được xây dựng, và thiết bị không dây, kỹ thuật số và thông minh sẽ giúp tăng năng suất xã hội lên trung bình từ 4% - 8%.
Việc triển khai quy mô lớn 5G đòi hỏi phải có sự phối hợp và hỗ trợ từ tất cả các bên, bao gồm các nhà cung cấp viễn thông, chính phủ, cơ quan quản lý và các đối tác. Điều này sẽ đảm bảo tất cả các công tác chuẩn bị có thể được thực hiện, chẳng hạn như sự sẵn sàng của băng tần 5G, hệ thống trạm thu phát sóng, và các chính sách liên quan đến chia sẻ cơ sở hạ tầng và một sân chơi công bằng.