Phát triển bền vững: Khoảng cách giữa nhận thức và hành động

Tạp chí Nhịp sống số - Mặc dù có đến 70% doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương được hỏi đánh giá cao tầm quan trọng của phát triển bền vững, nhưng chưa đến một nửa trong số đó cam kết giảm phát thải ròng bằng 0.

Những vấn đề liên quan đến nhận thức và hành động cho mục tiêu phát triển bền vững tại khu vực APAC đã được đề cập đến trong bản báo cáo mà Vodafone Business công bố hôm nay (21/11/2022). 

Cụ thể, đây là phiên bản APAC của nghiên cứu toàn cầu thường niên, do Vodafone Business ủy quyền cho B2B International thực hiện với tên gọi "Phù hợp với tương lai" (Fit for the Future), liên quan đến vai trò giữa kinh doanh - công nghệ và mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong khu vực. Dựa trên báo cáo này, các doanh nghiệp được coi là "Phù hợp với Tương lai" có thái độ tích cực hơn đối với việc thay đổi các phương thức kinh doanh và dễ thích nghi hơn với các thách thức.

Phát triển bền vững
Các doanh nghiệp được coi là "Phù hợp với Tương lai" có thái độ tích cực hơn đối với việc thay đổi các phương thức kinh doanh

Phát triển bền vững vẫn chỉ là "mục tiêu trong nhận thức"

Tiến hành khảo sát 3.101 doanh nghiệp thuộc 15 quốc gia, trong đó có 748 doanh nghiệp trong khu vực APAC, nghiên cứu đã chỉ ra khoảng cách giữa quan điểm, nhận thức và hành động của các doanh nghiệp về tính bền vững. 

Theo đó, có đến 70% doanh nghiệp APAC coi tính bền vững là mục tiêu chiến lược cần thiết hoặc quan trọng. Đồng thời, cứ 2 doanh nghiệp ở APAC thì có 1 doanh nghiệp (52%) đồng ý rằng doanh nghiệp nên tập trung vào việc ngăn chặn biến đổi khí hậu. Có thể thấy nhận thức về phát triển bền vững trong khu vực đã ở mức khá đồng đều và đáng lạc quan. 

Tuy nhiên, liên quan đến việc thực thi cụ thể, chưa đến một phần tư (24%) doanh nghiệp APAC cho biết họ có kế hoạch phát triển tốt để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, chưa đến một nửa (41%) cho biết họ cam kết hướng tới mức phát thải ròng bằng không và chỉ một phần ba (35%) cho biết họ đang hành động để bù đắp tác động carbon của mình.

Đáng chú ý, báo cáo cho rằng, các doanh nghiệp APAC đã bắt đầu nhận ra những lợi ích kinh doanh đáng kể từ việc thực thi các hoạt động vì phát triển bền vững vào kế hoạch kinh doanh của họ. Minh chứng cho điều này, số liệu từ báo cáo cho thấy 74% doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận cao hơn trong năm nay đều có chương trình ESG (Environmental, Social and Corporate Governance - nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty). Con số này cao hơn đáng kể so với 47% công ty báo cáo lợi nhuận thấp hơn chưa có các chương trình như vậy. 

Điều này cho thấy sự quan tâm của khách hàng và nhà đầu tư với ESG đang gia tăng. Trong đó, nhu cầu của khách hàng nổi lên như là yếu tố hàng đầu thúc đẩy các doanh nghiệp APAC coi ESG là yếu tố tạo sự khác biệt cạnh tranh chính, chiếm 50% số câu trả lời của các doanh nghiệp. Hơn một nửa (58%) cũng nói rằng khách hàng đang ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn đối với các doanh nghiệp cung ứng trong việc thực hành bền vững môi trường.

Những rào cản với phát triển bền vững

Trong khi phần lớn các doanh nghiệp APAC ý thức về mối quan tâm đến tính bền vững từ các khách hàng, thì chỉ khoảng một phần ba (34%) cho biết khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ bền vững với môi trường. Điều này chỉ ra cách khách hàng mong đợi các công ty áp dụng các hoạt động bền vững mà không làm tốn thêm chi phí.

Dẫn đầu về động lực cho phát triển bền vững là nhu cầu của nhà đầu tư, với 58% doanh nghiệp lớn ở APAC báo cáo rằng các nhà đầu tư của họ đang tập trung vào các doanh nghiệp bền vững.

Bên cạnh đó, Công nghệSự Đổi mới cũng là những yếu tố được đề cập

Theo đó, báo cáo cũng cho thấy ba rào cản hàng đầu đối với sự bền vững ở APAC là: Sự thiếu trưởng thành của các công nghệ chính sẽ tạo ra tính bền vững (31%); Thiếu kỹ năng về công nghệ xanh (30%); Thiếu hiểu biết về cách cải thiện tính bền vững trong tổ chức của họ (29%). 

Đặc biệt, sự hợp tác (78%) và những đột phá trong công nghệ để thúc đẩy tiến trình hướng tới các mục tiêu bền vững trong khu vực.

Đặc biệt, ba lĩnh vực hàng đầu cần đổi mới công nghệ là áp dụng năng lượng tái tạo (41%), cải thiện kết nối dữ liệu (41%), cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc (ví dụ: sử dụng phân tích dữ liệu và chuỗi khối) để đưa ra quyết định chuỗi cung ứng tốt hơn (41% ).

Bhupinder Singh, Chủ tịch, Châu Á Thái Bình Dương & Trung Đông, tại Vodafone Business, cho biết: "Công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản và hướng tới sự bền vững. Các doanh nghiệp Phù hợp cho Tương lai cho thấy tầm quan trọng của việc tạo ra một nền kinh tế bền vững trong tương lai, và Vodafone Business sẵn sàng cung cấp các giải pháp sáng tạo để hỗ trợ các doanh nghiệp trên toàn bộ hành trình chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển bền vững của họ". 

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, trong khuôn khổ Lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê 2024, Giải pháp thanh toán đa phương thức dành cho Doanh nghiệp của Sacombank đã xuất sắc vượt qua 271 đề cử, với nhiều vòng thẩm định khắt khe để đạt xếp hạng 5 sao trong lĩnh vực Ngân hàng số. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Sacombank vinh dự nhận giải thưởng danh giá này vì những sáng kiến, sản phẩm mang tính đột phá công nghệ, đem lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng.