Startup Việt cần phá vỡ “vỏ kén”, gia nhập các hệ sinh thái khởi nghiệp

Startup Việt cần phá vỡ “vỏ kén”, gia nhập các hệ sinh thái khởi nghiệp
Tạp chí Nhịp sống số - Để hòa nhập vào dòng chảy của thế giới, nhất là trong thời điểm diễn ra cuộc cách mạng số, các startup (doanh nghiệp khởi nghiệp) Việt Nam cần phải thoát khỏi “vỏ kén” ban đầu, mở rộng cộng tác, hợp tác… để đón nhận các cơ hội cũng như tận dụng các nguồn lực. Đó là nhận định của ông Mai Duy Quang –

Các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia công nghệ đều cho rằng: startup công nghệ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đã đặt mục tiêu quốc gia khởi nghiệp. Ông có nhận định gì về vấn đề này?

Theo tôi, đây là thời điểm rất thuận lợi cho các

Startup Việt cần phá vỡ “vỏ kén”, gia nhập các hệ sinh thái khởi nghiệp

Ông Mai Duy Quang – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)

Điển hình về sự hỗ trợ từ Chính phủ, có thể kể đến quan điểm ủng hộ trong việc loại bỏ điều luật 292 trong Bộ luật hình sự 2015, chấp thuận và khởi động đề án 844, thông thoáng cho việc thành lập doanh nghiệp và thủ tục nhận đầu tư, ưu đãi thuế, thậm chí Chính phủ cũng đang nghiên cứu về việc thành lập sàn chứng khoán dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Tôi nghĩ bây giờ là thời điểm rất tốt cho các startup tập trung sức sáng tạo tối đa, không phải lo nghĩ nhiều về "cách đối phó” như trước đây, nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa để sẵn sàng tiến ra thị trường các khu vực lân cận cũng như thế giới.

Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo là một trong những mục tiêu hướng tới của Việt Nam trong việc đón nhận cuộc cách mạng số. Theo ông Việt Nam cần phải làm gì để thực hiện mục tiêu đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo?

Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp bây giờ đã không chỉ còn là “điều nên có” của các quốc gia, mà là “điều cần có” và là lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.

Nhất là khi chúng ta đang trong cuộc cách mạng số lần thứ tư, với sự đầu tư mạnh mẽ không chỉ về tài chính và còn là hỗ trợ hết mình của các quốc gia cho các khởi nghiệp. Đó chính là lý do rất nhiều quốc gia, đơn cử như Mỹ, Úc… gần đây đã đưa ra chương trình chấp thuận hình thức Visa khởi nghiệp với rất nhiều ưu đãi dành cho các startup, nhằm mục tiêu đưa nhiều tài năng, khởi nghiệp về với quốc gia của mình. Do đó, Việt Nam cũng cần phải có những động thái mạnh mẽ hơn nữa trong việc hỗ trợ thúc đẩy môi trường khởi nghiệp trong nước, môi trường kinh doanh, cũng như môi trường đầu tư tốt… để các khởi nghiệp phát huy sáng tạo tốt nhất và thuận tiện hơn cho việc thu hút các nguồn tài chính từ các quỹ đầu tư nước ngoài vào cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.

Chúng ta đã nói nhiều về yếu tố “ngoại cảnh” như môi trường kinh doanh, chính sách ưu đãi… để tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp, nhưng không thể bỏ qua yếu tố nội lực và sự tự vận động của doanh nghiệp. Theo ông, các startup nói riêng và doanh nghiệp CNTT nói chung sẽ phải làm gì trước những thách thức về nhân lực, công nghệ, trình độ?

Có thể thấy, cuộc cách mạng số lần thứ 4 này mang đến cho chúng ta cơ hội được cạnh tranh gần như trực tiếp với các doanh nghiệp khởi nghiệp từ các quốc gia khác, có nguồn lực dồi dào và mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Do đó, chúng ta cần phải “đi tắt đón đầu” với các ngành công nghệ mới khi mà khoảng cách giữa các quốc gia đang còn chưa nới rộng, như các lĩnh vực S.M.A.C, IoT,... mà PGS.TS Trương Gia Bình – chủ tịch VINASA - đã từng nhiều lần đề cập trong các buổi tọa đàm, các cuộc gặp gỡ cộng đồng khởi nghiệp.

Ngoài ra, với các start-up trong nước, chúng ta cần phải đoàn kết hơn, làm việc cộng tác nhiều hơn, chứ không tự mình cô lập “mỗi người một phương”. Qua đó, tận dụng tối đa sức mạnh của mỗi khởi nghiệp trong nước. Cần đi nhanh và mạnh hơn nữa, không nên giữ tư tưởng “làm tất ăn cả”, tích hợp lẫn nhau để có thể ra thị trường nhanh hơn, phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.

Với các cá nhân khởi nghiệp hoặc những người đứng đầu các startup này, ông có lời khuyên nào?

Lời khuyên của tôi có thể các bạn cũng đã biết, song thường không duy trì một cách bền bỉ suốt hành trình của mình. Đó là tinh thần học hỏi liên tục.

Theo tôi, người làm việc trong môi trường khởi nghiệp phải thực sự quan tâm đến việc liên tục học hỏi và trau dồi kiến thức. Bởi những kiến thức, kỹ năng áp dụng vào trong việc sáng tạo ở mỗi startup có tốc độ phát triển rất nhanh, các công nghệ cũng thay đổi tiến hoá liên tục… Nếu không nắm bắt tất cả những điều đó trong một thế giới công nghệ liên tục tiến hóa rất nhanh, các bạn sẽ không thể cải tiến công nghệ, sản phẩm để phục vụ khách hàng tốt hơn hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…

Ngoài ra các bạn cũng cần phải tìm hiểu rộng hơn ra thế giới bên ngoài, cọ sát nhiều hơn với các startup khác cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời tích cực gặp gỡ, trao đổi với các mentor (cố vấn) để có thể học hỏi và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy tìm cho mình một vài mentor phù hợp, đây cũng là một điểm các nhà đầu tư đánh giá khá cao ngoài đội ngũ sáng lập viên của statup.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.