Thị trường tự động hóa Việt Nam sẽ đạt giá trị 184,5 triệu USD vào năm 2021

Thị trường tự động hóa Việt Nam sẽ đạt giá trị 184,5 triệu USD vào năm 2021
Tạp chí Nhịp sống số - Đây là thông tin được bà Shermine Gotfredsen - Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương của Universal Robots (UR) chia sẻ với báo giới tại Hà Nội ngày 8/8/2018. Dựa trên Khảo sát từ Frost & Sullivan, bà cho rằng thị trường tự động hóa và điều khiển tại Việt Nam đang rất giàu tiềm năng.

Cụ thể, bà Shermine Gotfredsen cho biết: “Nhu cầu về robot hợp tác (Cobot) đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam, khi các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ tiên tiến và

robot, robot công nghiệp, tự động hóa, Universal Robots, Cobot, robot hợp tác,

So với các quốc gia khác trong khu vực, việc triển khai robot ở Việt Nam vẫn còn thấp, đại diện UR cho biết. Ở Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu việc sử dụng robot với 488 robot/10.000 lao động, tiếp theo là Thái Lan (45 robot), Malaysia (34 robot).

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2016, UR đã phân phối cobot thông qua nhà phân phối công nghệ Việt Nam và các đối tác tích hợp hệ thống - Servo Dynamics Engineering  và Công ty cổ phần Tự động hóa Tân Phát. Mới đây, công ty đã cho ra mắt hệ thống cobots “e-Series” tân tiến, với nhiều ứng dụng hơn, tăng khả năng sử dụng và triển khai nhanh hơn.

Đại diện UR cho biết, tại Việt Nam, cobot đã được triển khai trong những ngành công nghiệp như ô tô, điện tử, dệt may, giày dép và công nghiệp chế biến thực phẩm. Một trong những khách hàng tại Việt Nam của Hãng là Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Meiko Việt Nam, chuyên về sản xuất bảng mạch PCB. Theo ông Trần Tuấn Anh - Phó GĐ Meiko Việt Nam, các cobots với thiết kế nhỏ gọn, độ linh hoạt và an toàn đã giúp giảm khối lượng công việc và các thao tác lặp đi lặp lại cho thợ máy của công ty.

robot, robot công nghiệp, tự động hóa, Universal Robots, Cobot, robot hợp tác,

“Việc sớm áp dụng công nghệ tự động hóa sẽ cho phép các nhà sản xuất vượt trội hơn đối thủ của mình, giúp họ giải quyết nhiều vấn đề như gia tăng chi phí hoạt động, cung cấp môi trường làm việc thân thiện với vấn đề về sức khỏe, an toàn và nhân quyền của người lao động, và đây là điều cần thiết để các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động trên toàn cầu có thể duy trì được tính cạnh tranh,” bà Shermine Gotfredsen nói.

Được biết, UR đang tham gia Triển lãm Sản xuất Việt Nam 2018 (Vietnam Manufacturing Expo 2018 - VME 2018), với gian hàng UR C14 - nơi trình diễn các cobots linh hoạt và "thân thiện" để khách tham quan có thể trải nghiệm thực tế.

robot, robot công nghiệp, tự động hóa, Universal Robots, Cobot, robot hợp tác,

Tại đây, khách tham quan có thể quan sát thực tế và tìm hiểu cách thức cobots được sử dụng trong một dây chuyền sản xuất cụ thể (ứng dụng dán keo do Công ty Cổ phần Tự động hóa Tân Phát thiết lập), với một robot cầm - đặt có gắn camera cảm biến.

Ngoài ra, gian hàng UR còn có mini game bóng đá tương tác, cho phép du khách nhắm và "đá" một quả bóng thông qua việc sử dụng cobot và bảng hiển thị cầu môn; hay trình diễn robot nhảy múa sôi động...

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.