Tại Hội thảo, ông Triệu Tài Vinh - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Việt Nam đang trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng nền kinh tế vẫn theo mô hình nông nghiệp kiểu cũ, năng lực thấp, cạnh tranh kém và ít sáng tạo. Do đó, việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra những cơ hội mới để thúc đẩy sự phát triển. Đổi mới sáng tạo sẽ là động lực tăng trưởng, là yếu tố làm thay đổi cách thức tổ chức quản lý, sử dụng thành tựu công nghệ cao…
Nhìn từ góc độ các doanh nghiệp sản xuất, ông Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam - nêu lên thực trạng đáng lo ngại: Phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (tương đương với qui mô nhỏ và siêu nhỏ của thế giới) và có đến 70-80% doanh nghiệp chưa chuẩn bị, chưa sẵn sàng để
Trong đó, akaMES là hệ sinh thái các ứng dụng quản lý thông tin trong điều hành sản xuất ở mức độ chi tiết nhất và theo thời gian thực, trải dài từ khâu tập hợp nguyên liệu cho đến khi hoàn thành sản phẩm và xuất bán tới khách hàng. Theo đại diện FPT, akaMES có thể được áp dụng cho các nhà máy hoạt động sản xuất dây chuyền hoặc phi dây chuyền với quy mô dưới 3.000 công nhân. Còn với akaBOT - nền tảng ứng dụng công nghệ tự động hóa quy trình doanh nghiệp bằng robot (RPA), các doanh nghiệp sẽ có thể tự động hóa các quy trinh sản xuất với tỷ lệ sai sót gần như bằng 0, giảm đến 90% thời gian vận hành và tiết kiệm 75% chi phí. Sử dụng nền tảng này, doanh nghiệp có thể tiếp cận chuyển đổi số nhanh chóng, tăng khả năng cạnh tranh và trải nghiệm của khách hàng.
Với những kinh nghiệm thực tiễn quý báu từ các chuyên gia và tổ chức quốc tế, cũng như những thông tin chia sẻ thiết thực từ các đơn vị dẫn đầu về chuyển đổi số tại Việt Nam, có thể kỳ vọng rằng trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ không chỉ thay đổi và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, mà còn thực sự bắt tay vào quá trình này. Đó cũng chính là một trong những mục tiêu chính mà Industry 4.0 Summit 2019 đặt ra và hướng tới!