3 lời khuyên để các nhà bán hàng Việt “tung hoành” kênh thế giới

3 lời khuyên để các nhà bán hàng Việt “tung hoành” kênh thế giới
Tạp chí Nhịp sống số - Amazon mới đây công bố sẽ bổ sung các gói đầu tư trị giá hàng tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 nhằm hỗ trợ các đối tác bán hàng thích ứng với giai đoạn “Bình thường mới”. Cùng đó, "đại gia" TMĐT này cũng đưa ra 3 lời khuyên đến các nhà bán hàng đang muốn xây dựng thương hiệu quốc tế trên Amazon.

Nắm bắt cơ hội chuyển đổi số và vươn ra thị trường quốc tế

Covid-19 đã thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, trong cùng với bối cảnh thế giới cũng đang chuyển dịch sang kỹ thuật số một cách nhanh chóng. Điều này đã khiến các công ty thấy được tầm quan trọng và cấp thiết của các dịch vụ và kênh kỹ thuật số trong việc giảm thiểu tác động của đại dịch và tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh. 

Thương mại điện tử xuyên biên giới chính là cơ hội toàn cầu, nhờ việc tối ưu quy trình và có thể giúp người bán hàng tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới. Amazon khuyến khích các nhà bán hàng khám phá thêm nhiều cơ hội thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới để xây dựng thương hiệu quốc tế. Đồng thời, Amazon cũng cung cấp các chương trình và công cụ tiên tiến để hỗ trợ người bán hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số này.

Xây dựng danh mục sản phẩm dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng

Theo Amazon, các nhà bán hàng cần thích nghi với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, tập trung vào những sản phẩm khách hàng thật sự cần, từ đó tiếp tục phát triển danh mục sản phẩm dựa trên phản hồi và đánh giá của người mua hàng.

Trong một thế giới nhiều biến động, chỉ có những doanh nghiệp chú trọng tối ưu hóa năng lực của đội ngũ và linh hoạt thích ứng với sự thay đổi mới có thể đảm bảo tăng trưởng. Những năng lực này có thể kể đến như phân phối hợp lý nguồn lực và điều chỉnh kế hoạch phát triển sản phẩm, tối ưu hoá sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất hay thậm chí là ra mắt dòng sản phẩm mới một cách nhanh chóng, tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu toàn cầu đáng tin cậy

Xây dựng thương hiệu và nguồn khách hàng trung thành là chìa khóa thành công khi kinh doanh trên Amazon. Người bán hàng cần chú trọng nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, tiếp tục cải tiến và xây dựng một thương hiệu gây được tiếng vang và nhận được sự tin tưởng của khách hàng trên toàn cầu.  

Lợi thế của thương mại điện tử xuyên biên giới chính là mô hình kinh doanh với chi phí và mức độ rủi ro thấp, cùng với đó là cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn khách hàng trên toàn cầu và xây dựng thương hiệu quốc tế. Vì thế, Amazon kỳ vọng người bán hàng sẽ tận dụng được những lợi thế này để tập trung xây dựng và vận hành thương hiệu, từ đó chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trên toàn cầu bằng thương hiệu uy tín và sản phẩm chất lượng cao. 

Thời điểm vàng đưa hàng “Made in Vietnam” ra thế giới

Theo đại diện Amazon, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sở hữu nền tảng sản xuất vững mạnh với những chủ sở hữu thương hiệu tràn đầy tinh thần khởi nghiệp. Các sản phẩm “Made in Vietnam” đã nhận được sự công nhận của khách hàng trên toàn cầu, và đây chính là thời điểm vàng để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh trực tuyến, phát triển thương hiệu và ghi lại dấu ấn trên bản đồ thế giới.

Amazon sẽ tiếp tục đầu tư và tăng thêm các hỗ trợ tại Việt Nam, mà dễ thấy là sự xuất hiện của đội ngũ chuyên trách tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ năm 2019 nhằm hỗ trợ các nhà bán hàng Việt Nam để họ bắt đầu kinh doanh trên các cửa hàng trực tuyến của Amazon. Bên cạnh đó, Amazon cũng ra mắt các giải pháp tối ưu (như quy trình đăng ký tài khoản người bán hàng bằng ngôn ngữ địa phương, giải pháp hoàn thiện đơn hàng cho cả nhóm người bán hàng MFN và FBA). Amazon cho biết sẽ tiếp tục cung cấp các sản phẩm và giải pháp tối ưu, bao gồm các công cụ cho người bán hàng, giải pháp hoàn thiện đơn hàng và dịch vụ logistics, các giải pháp bán hàng và xây dựng thương hiệu, …

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo mới nhất từ IDC cho thấy Honor và Huawei đã chiếm vị trí đầu tiên về thị phần tại quê nhà Trung Quốc trong quý 1/2024, trong khi Apple rơi xuống vị trí thứ 4, sau cả Oppo.