Apple cạnh tranh với Samsung về dịch vụ thanh toán di động ở Hàn Quốc

Tạp chí Nhịp sống số - Ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Mỹ Apple Inc. đã ra mắt dịch vụ thanh toán di động Apple Pay tại Hàn Quốc, mang lại sự cạnh tranh mới trên thị trường lâu nay do Samsung Pay chi phối.

Ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Mỹ Apple Inc. đã ra mắt dịch vụ thanh toán di động Apple Pay tại Hàn Quốc, mang lại sự cạnh tranh mới trên thị trường lâu nay do Samsung Pay của Samsung Electronics Co. chi phối.

thanh toán di động

Apple đã mất hơn 5 năm để có thể triển khai Apple Pay tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, sau khi lần đầu tiên công bố kế hoạch vào thị trường này, do các vấn đề về tài chính và kỹ thuật liên quan đến hệ thống liên lạc trường gần (NFC) - một giao thức không dây tầm ngắn.

Hệ thống NFC là một hình thức thanh toán ít phổ biến tại Hàn Quốc, nơi Samsung Pay, sử dụng công nghệ truyền dẫn an toàn từ tính (MST), là ứng dụng tài chính được sử dụng nhiều nhất.

Phó Chủ tịch phụ trách các dịch vụ trực tuyến của Apple, Jennifer Bailey, cho rằng tập đoàn đã nỗ lực trong những năm qua để có thể đưa Apple Pay đến Hàn Quốc. Apple rất vui mừng khi đưa đến một công nghệ thanh toán mới cho các khách hàng và cho rằng họ sẽ đón nhận nhìn từ khía cạnh bảo mật và tính riêng tư.

Apple Pay được cho là sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc phá vỡ ưu thế của Samsung Pay trên thị trường thanh toán trực tuyến, nhờ kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến toàn cầu và người dùng iPhone tại Hàn Quốc chiếm hơn 20% tại nước này.

Tuy nhiên, thành công của Apple Pay sẽ phụ thuộc vào việc phát triển cơ sở hạ tầng NFC.

Số liệu trong ngành cho thấy hiện có 2,8 triệu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thẻ tại Hàn Quốc, với hơn 90% doanh nghiệp được trang bị thiết bị thanh toán dựa trên công nghệ MST. Trong khi đó, chưa tới 10% sử dụng cổng dựa trên hệ thống NFC.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.