“Bí kíp” tăng like: 3 yếu tố cần thiết cho trang Thông tin fanpage

“Bí kíp” tăng like: 3 yếu tố cần thiết cho trang Thông tin fanpage
Tạp chí Nhịp sống số - Việc “Like” một bài không chỉ mang đến những cảm xúc tích cực (sự chia sẻ/ đồng cảm/ yêu thích...) mà nhiều khi còn mang lại hiệu quả kinh doanh không kém tiền bạc, khi nó là sự khởi đầu cho những xu hướng mua sắm và quảng cáo quan trọng.

Để có “Like”: 3 yếu tố cần thiết cho trang Thông tin fanpage

Theo Entrepreneur.com, mặc dù hiện nay Facebook và gần đây cả Twitter đều đã sử dụng nút “Like” trong tất cả các bài viết, nhưng việc thực sự có được sự quan tâm cũng như các “Like” của người dùng với các fanpage vẫn là một điều khó khăn. Hơn nữa, việc chắc chắn rằng người dùng sẽ “Like” khi hài lòng là một điều phức tạp hơn chúng ta nghĩ.

Theo nghiên cứu từ Tổ chức Nghiên cứu Quảng bá (GÕ VÀO ĐÂY), việc được ưa thích thường được coi như thang đo “độ hấp dẫn cũng như khả năng làm tăng doanh thu của một nhãn hàng”. Đó là lý do vì sao trang Thông tin trên Fanpage đang gánh một trách nhiệm khổng lồ.

Vì vậy, để có thể sở hữu lượng “Like” lớn, người điều hành Fanpage cần phải biết về ba yếu tố quan trọng dưới đây:

1. Thông tin hãng sản xuất

Người dùng không mua từ các công ty. Người dùng sẽ mua từ người dùng. Câu nói này thậm chí sẽ còn chính xác hơn khi áp dụng vào trường hợp nút “Like”.

Trong trường hợp này, một mối quan hệ tốt sẽ mang tới một người dùng trung thành.

Và để đạt được mối quan hệ tốt với khách hàng, các công ty cần một bộ mặt đại diện cho các sản phẩm của mình bằng cách đưa ra thông tin về nhóm phát triển của sản phẩm.

Phương pháp làm điều này tốt nhất và hiệu quả nhất đó chính là thông qua các video quảng cáo. Như trường hợp một công ty có tên Wyzowl. Thay vì những thông tin cứng nhắc về các phần việc của nhóm phát triển, họ mang tới các video chứa các câu hỏi nhỏ thú vị về phần việc của từng người.

2. Thông tin về tiểu sử công ty

Những "giai thoại" về quá trình hình thành của một công ty thường đóng vai trò tiêu điểm. Và các doanh nhân – đặc biệt là những người phụ trách doanh số - thường "công thức" khi viết nó.

Như Adam Toren đã chỉ ra trong bài “Entrepreneurship as the Hero’s Journey” , cụm trên có nghĩa là chia giai thoại thành ba phần: xuất phát điểm, khó khăn và thành công.

Như vậy, làm sao để áp dụng mô típ câu chuyện này vào trang Thông tin? Rất đơn giản, đó là tạo sự đồng cảm với đối tượng cần kết nối với mẫu câu “Trước đây tôi cũng từng như bạn” và sau đó tạo sự hấp dẫn với câu “Sau đó tôi đã thay đổi với các mục tiêu sau”.

Ví dụ, một trong những blogger nổi tiếng nhất thể giới, Darren Rowse đã ghi lại câu chuyện của mình, mới mở đầu là một cuộc sống bình thường như bao người khác, và những sự kiện đã dẫn tới việc trở thành một blogger nổi tiếng và giàu có như ngày hôm nay.

Sau khi đã hoàn thành trang Thông tin của mình, Darren mới bắt đầu giải thích và tiết lộ các thông tin khác về công ty ProBlogger của anh.

Những người điều hành cũng nên sử dụng phương pháp này cho trang Thông tin của mình: mở đầu với tình trạng cá nhân – “khởi điểm” hành trình – và chắc chắn rằng đây là một khởi điểm tương tự với các đối tượng được hướng dến. Sau đó, dẫn độc giả tới các quá trình phát triển, hãy nhớ rằng, sự thành thật là tối quan trọng.

Việc đưa ra các thất bại và khó khăn trong quá trình phát triển sẽ kết nối một cách hiệu quả tới các đổi tượng hơn là đưa ra các thành công. Cuối cùng, kết thúc câu chuyện với một kết quả tuyệt với. Giai đoạn này là lúc đưa ra các chiến thắng và cần phỉa được kết nối với các sản phẩm đang được quảng bá.

3. Các giá trị

Yếu tố cuối cùng là yếu tố rất phổ biến cho các trang Thông tin. Và sở dĩ nó được sử dụng nhiều như vậy cũng có lý do chính đáng.

Đại học Kinh doanh tại trường Notre Dame đã chỉ ra rằng “Trung thực, Quan tâm khách hàng và Tôn trong mọi người” là ba giá trị được đề cao tại hơn 150 công ty được hỏi.

Có lẽ ví dụ tốt nhất của mục này đó là Buffer, công ty này luôn tập trung “mặc định vào sự trung thực” và vẫn giữ được đặc tính này cho tới nay.

Thậm chí, sự trung thực quan trọng với Buffer đến mức họ sẵn sàng đưa mọi hoạt động của mình công khai, từ việc chăm sóc khách hàng tới bình đẵng giữa các nhân viên để cân bằng mọi thứ kể cả lương bổng.

Quyết định này của Buffer đã mang lại kết quả đáng kinh ngạc. CEO công ty, Leo Widrich đã giải thích rằng “Mặc định về sự trung thực là một trong những giá trị quan trọng nhất tại Buffer, và nó là yếu tố tối quan trọng trong quá trình phát triển của chúng tôi, từ trắng tay tới doanh thu 1 triệu USD/ năm chi trong 2 năm”.

Nói một cách khác, sự tin tưởng sẽ mang tới lợi nhuận. Vậy những giá trị nào là quan trọng với công ty của mình? Hãy đưa các giá trị này lên trang giới thiệu Thông tin, và điều kỳ diệu sẽ xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.