Chi phí cho smartphone tại Hàn Quốc cao gấp 2,6 lần so với thế giới

Chi phí cho smartphone tại Hàn Quốc cao gấp 2,6 lần so với thế giới
Tạp chí Nhịp sống số - Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu và tư vấn Gartnet (Mỹ), chi phí cho các thiết bị điện thoại cầm tay tại Hàn Quốc cao hơn mức trung bình của toàn thế giới tới 2,6 lần.

Lý do là vì các “đại gia” công nghệ chưa cho ra mắt nhiều dòng điện thoại giá rẻ tại thị trường châu Á này.

Cụ thể, báo cáo của Gartner cho thấy các thiết bị điện thoại cầm tay tại Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 2015 đến quý II/2017 có giá bán trung bình vào khoảng 514 USD/chiếc, cao hơn hẳn mức 197 USD/chiếc của thế giới.

Trong giai đoạn kể trên, giá bán trung bình cho một thiết bị điện thoại cầm tay của Samsung Electronics tại Hàn Quốc là 508 USD, trong khi tính chung trên toàn thế giới, giá điện thoại của hãng này vào khoảng 223 USD/chiếc.

Đối thủ của Samsung Electronics là LG Electronics cũng ghi nhận mức giá trung bình cho sản phẩm điện thoại cầm tay tại thị trường quê nhà và trên thế giới có sự chêch lệch khá lớn: 361 USD/ chiếc tại Hàn Quốc so với 176 USD/chiếc tính trên toàn cầu.

Các nhà quan sát nhận định rằng sự chênh lệnh nêu trên xảy ra do các hãng điện tử chú trọng vào việc bán các thiết bị điện thoại thông minh (smartphone) cao cấp tại thị trường Hàn Quốc hơn là các thị trường nước ngoài.

Theo báo cáo của Gartner, các dòng smartphone cao cấp chỉ chiếm 32% thị trường thế giới vào quý IV/2016, trong khi con số này tại Hàn Quốc trong cùng giai đoạn lên tới 87,9%.

Bên cạnh đó, một khảo sát trên 1.000 người tiêu dùng do nhóm dân sự Green Consumer Network tại Hàn Quốc tiến hành hồi tháng trước đưa ra kết quả rằng 75,6% người dân Hàn Quốc cảm thấy các khoản phí viễn thông là một gánh nặng. Điều này chủ yếu do chi phí cho thiết bị cầm tay quá đắt đỏ.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.