Chi phí mua chip bán dẫn của Huawei trong năm 2018 đã vượt quá 21 tỷ USD

Chi phí mua chip bán dẫn của Huawei trong năm 2018 đã vượt quá 21 tỷ USD
Tạp chí Nhịp sống số - Theo Gartner, chi tiêu mua chip của Huawei tăng 45%, trở thành thương hiệu mua chip lớn thứ ba thế giới.

Huawei là thương hiệu mua chip lớn thứ ba thế giới

Theo báo cáo, Samsung và Apple cho đến nay vẫn là hai công ty mua chip hàng đầu trên thế giới. Hai gã công nghệ khổng lồ này đã trở thành công ty mua chip đứng đầu toàn cầu kể từ năm 2012, với tổng thị phần 19,5% trong năm 2017.

Theo ước tính của Gartner, chi phí mua chip bán dẫn của Huawei trong năm 2018 đã vượt quá 21 tỷ USD, xếp hạng cao hơn thương hiệu Dell trên thế giới.

Mặc dù Huawei phải đối mặt với một số kháng cự ở các nước phương Tây, nhưng công ty đã dần trở thành khách hàng quan trọng của các công ty sản xuất chip. Ngoài Huawei, số lượng mua chip của các công ty Trung Quốc khác cũng đang tăng lên. Bốn công ty Trung Quốc được xếp hạng trong số 10 công ty mua chip hàng đầu thế giới - Huawei, Lenovo, Xiaomi và BBK (VIVO và OPPO).

Nhìn chung, nhờ sự phát triển liên tục của thị trường PC và điện thoại thông minh, 10 công ty mua chip hàng đầu năm 2018 có thị phần toàn cầu là 40,2%, tăng từ 39,4% trong năm 2017. Công ty Gartner hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.