Về bản chất, mua hàng qua công nghệ thực tế ảo cũng giống như
Nếu ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào lĩnh vực thương mại, con người sẽ có 2 lợi thế nhất định: Wi-Fi và smartphone. Thứ nhất, cả phương thức mua sắm online hay thực tế ảo đều cần tới kết nối mạng nhanh và ổn định. 3G là một giải pháp, nhưng mạng không dây có vẻ tối ưu hơn.
Trên thực tế, ở các nước đã và đang phát triển, Wi-Fi được xem là một phương thức truy cập mạng khá phổ biến. Không chỉ các hộ gia đình, trường học, khu vui chơi giải trí, Wi-Fi còn được triển khai rộng rãi tại các điểm sinh hoạt công cộng. Nói cách khác, Wi-Fi ở khắp mọi nơi, cần là có.
Tương tự như vậy, smartphone cũng được xem là vật bất ly thân đối với người dùng hiện tại. Không phân biệt già - trẻ, gái - trai, ai ai cũng đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh đúng nghĩa. Kết hợp smartphone với một chiếc kính VR là giấc mơ mua hàng thực tế ảo đã trở thành sự thật.
Tất nhiên, vấn đề thời gian vẫn chưa được bất kỳ nhà sản xuất nào đề cập. Hiện tại, Oculus Rift và Sony là 2 lá cờ đầu trong công nghệ thực tế ảo. Thế nhưng, cả Oculus lẫn Sony đều chưa thương mại hóa được sản phẩm của mình một cách rộng rãi. Nói cách khác, chỉ một bộ phận rất nhỏ người dùng được đón nhận thực tế ảo một cách toàn diện.