Doanh nghiệp Việt đang ở đâu trong "Chương 2" của Chuyển đổi số?

Doanh nghiệp Việt đang ở đâu trong
Tạp chí Nhịp sống số - Theo ông Tan Jee Toon - Tổng giám đốc IBM Việt Nam, "một kỷ nguyên thực sự của chuyển đổi số là ở thời điểm hiện tại, thời điểm chứng kiến sự thay đổi rõ rệt của cả ngành công nghiệp". Và IBM gọi đó là "Chương 2" của chuyển đổi số.

Chia sẻ cùng báo giới về công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam cũng như vai trò của IBM trong quá trình này, ông Tan Jee Toon - Tổng giám đốc IBM Việt Nam - nhận định: Từ cách đây vài năm, nhiều doanh nghiệp và tổ chức đã thử nghiệm AI và chuyển một khối lượng công việc của họ lên đám mây.

Như vậy, họ đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi số ở các bước cơ bản, như cách đặt nền móng cho chương đầu của tiến trình này.  Với cách tiếp cận đó, theo IBM, Chương 2 của Chuyển đổi số đang diễn ra, với quá trình từ thử nghiệm sang chuyển đổi thực sự, đạt được tốc độ và quy mô trong chuyển đổi kỹ thuật số của các tổ chức.

“Kỷ nguyên thực sự của chuyển đổi số là ở thời điểm hiện tại, thời điểm chứng kiến sự thay đổi rõ rệt của cả ngành công nghiệp”, ông Tan nhấn mạnh.

Mức độ sẵn sàng của các DN Việt Nam chưa đồng đều

Có thể thấy, thế giới đang chứng kiến một cuộc “chuyển mình” mạnh mẽ, với những doanh nghiệp, tổ chức đi tiên phong trên lộ trình chuyển đổi số, tạo ra sự đột phá về năng suất, cải thiện năng lực quản trị, trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa mô hình kinh doanh. Trong khi đó, tại Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ở hầu hết các lĩnh vực (thương mại, tài chính ngân hàng, giáo dục, y tế, du lịch, logistics, công nghiệp chế tác,…) đều ít nhiều bắt tay vào công cuộc cải tổ chính mình theo xu hướng đó.

Tuy nhiên, theo khảo sát về mức độ sẵn sàng Chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) thực hiện năm 2018 cho thấy, mặc dù đa số doanh nghiệp tại Việt Nam đều đã tìm hiểu, sẵn sàng cho chuyển đổi số, nhưng có tới trên 1/3 số doanh nghiệp được hỏi (tương đương 34,4%) cho biết "Đã có tìm hiểu nhưng chưa biết phải làm gì".

Ở diện rộng hơn, khảo sát của Enterprise cho thấy con số doanh nghiệp đang "hoang mang" này (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa) lên tới 76%.

Góp phần giải đáp cho câu hỏi "cần làm gì và bắt đầu từ đâu để chuyển đổi số", đại diện IBM cho biết: 3 lĩnh vực cốt lõi đối với các doanh nghiệp trong Chương 2 này chính là: Kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI); đám mây lai; và kinh doanh có trách nhiệm. 

Với lĩnh vực kỹ thuật số và AI, ông Tan Jee Toon cho rằng: Doanh nghiệp đang theo đuổi hai cách tiếp cận khác nhau để chuyển đổi kỹ thuật số: bên ngoài và bên trong. Cách tiếp cận bên ngoài chủ yếu là do thị trường điều khiển và nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật số mới. Cách tiếp cận từ bên trong là hiện đại hóa các hệ thống cốt lõi và kiến ​​trúc kinh doanh của doanh nghiệp để thay đổi. 

Hơn nữa, ông Tan đặc biệt nhấn mạnh: "Không thể có AI mà thiếu vắng IA (information architecture - kiến trúc thông tin)". Các công ty cần một nền tảng kinh doanh để kết nối tất cả các dịch vụ kỹ thuật số cũng như quản lý vòng đời của các ứng dụng AI.

IBM, dữ liệu, AI, chuyển đổi số, Tan Jee Toon

Còn với Đám mây lai, để thực sự đạt được chuyển đổi số, các tổ chức cần có cơ sở hạ tầng đám mây nhanh, kết hợp mở, bảo mật và được quản lý, cho phép sử dụng liền mạch các môi trường riêng tư, công cộng và đa đám mây, linh hoạt khi cần, để lưu trữ và vận hành các ứng dụng AI cũng như các giải pháp khác bao gồm tự động hóa, phân tích, blockchain… 

Với kinh doanh có trách nhiệm, theo IBM, Chương 2 mang đến những cơ hội mới, nhưng sẽ cần nhiều hơn công nghệ để đạt được sự phát triển và thành công.

Cụ thể, họ cần làm nhiều việc hơn là chỉ tự sáng tạo lại với sự hỗ trợ của kỹ thuật số. "Doanh nghiệp cần đóng vai trò là đơn vị kinh doanh có trách nhiệm và xây dựng mức độ tin cậy mới, chẳng hạn như đảm bảo dữ liệu của khách hàng được bảo mật, khách hàng giữ quyền kiểm soát dữ liệu của họ...”, ông Tan nói.

IBM cam kết trở thành đối tác tích cực trong công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam

Tại Việt Nam, IBM cho biết, đã bắt tay với đối tác chuyển đổi số tại Việt Nam bằng cách thức mang các công nghệ của mình để phân tích dữ liệu cho các doanh nghiệp trong các ngành dọc như: y tế, sản xuất, bán lẻ, chính phủ, hàng không, giải pháp tài chính, ngân hàng và kinh doanh.

Gần đây, IBM cũng đã ra mắt chương trình “New Collar and Skills Accelerator” tại Việt Nam, hướng tới việc xây dựng nguồn nhân lực mới đáp ứng được nhu cầu của kỷ nguyên số. hông qua thoả thuận hợp tác này, IBM và Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ cung cấp thông tin và kiến thức tới 1.000 sinh viên đang theo học tại trường trong năm học 2019 - 2020.

Một trong các khách hàng của IBM là Ngân hàng OCB mới đây công bố triển khai thành công Hệ thống phân tích tích hợp IBM (IIAS). Đây là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai IIAS - một giải pháp phân tích quản lý dữ liệu lai thống nhất cung cấp các phương án xử lý đồng thời khối lượng lớn.

Trước đó, Nhóm IBM Services đã hợp tác với Ngân hàng ACB để phát triển một chiến lược vận hành xuyên suốt để Ngân hàng này có thể sử dụng, nhằm giảm thời gian “chết” trong khi tăng cường khả năng phản ứng sẵn sàng của hệ thống trong mọi trường hợp. IBM đã đánh giá cơ sở hạ tầng hiện có trong công tác khắc phục thảm họa của các lỗ hổng, đồng thời thiết kế các kế hoạch khôi phục và chuyển đổi dự phòng mới.

Giải pháp này đã giúp ACB giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của hệ thống và tăng tính khả dụng của nhiệm vụ trao đổi thông tin quan trọng, tiết kiệm hàng triệu đô la cho ngân hàng .

Techcombank là một ví dụ khác. Để chuyển đổi cả cơ sở hạ tầng CNTT và cách mọi người làm việc với công nghệ, ngân hàng đã hợp tác chặt chẽ với các nhóm dự án của IBM Việt Nam và khu vực để triển khai thành công hai máy chủ Linuxone Emperor II của IBM, chạy trên nền tảng Linux Enterprise của Red Hat. Các máy chủ mới có công nghệ Container bảo mật độc quyền của IBM, tăng khả năng bảo vệ chống lại các mối đe dọa an ninh mạng cả bên trong và bên ngoài, đáp ứng các yêu cầu của phía ngân hàng. Ngoài ra, Techcombank đã làm mới cơ sở hạ tầng lưu trữ, thay thế kho lưu trữ cũ bằng cơ sở hạ tầng lưu trữ với ổ đĩa flash DS8886 mạnh mẽ và hiệu quả của IBM. Các hệ thống này cung cấp tốc độ và tính khả dụng cần thiết để phân phối dữ liệu với tốc độ mà nền tảng Linuxone có thể xử lý, đóng vòng lặp và tối ưu hóa hiệu suất.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.