Đây là vấn đề được đề cập đến trong bài viết có tên "Việt Nam cần ứng dụng quy tắc 4C để bắt kịp nhịp độ phát triển của thị trường game" của ông Santhosh Viswanathan, Phó Chủ tịch – Khối Bán hàng, Tiếp thị và Truyền thông, kiêm Giám đốc Điều hành, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương Nhật Bản, Tập đoàn Intel.
Bài viết đã dẫn thông tin từ Sách trắng (whitepaper) “Gaming và Esport ở Việt Nam: Đấu trường mới cho các thương hiệu” (được thực hiện bởi công ty truyền thông tích hợp Vero và Decision Lab) cho thấy: 47.6% game thủ lựa chọn game là một hoạt động giải trí thường xuyên, trong khi đó 16.4% là game thủ chuyên nghiệp và 11.8% gần như coi game là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Theo tác giả, từ đam mê sở thích, cộng đồng game thủ đông đảo này đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngành công nghiệp game. Cùng với các sản phẩm công nghệ mang mục đích thúc đẩy trải nghiệm của người chơi, ngành công nghiệp này đang trên đà phát triển hơn bao giờ hết .
Trong bối cảnh đó, việc mang đến trải nghiệm chơi game liền mạch hơn cũng như thúc đẩy nhịp độ phát triển của thị trường game là câu chuyện không chỉ đang diễn ra trên thế giới mà còn rất đáng quan tâm tại Việt Nam.
Từ đó, ông Santhosh Viswanathan đã đề cập đến 4 yếu tố chính mà thị trường game Việt cần tham khảo.
Sự cuốn hút (Captivation)
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, gaming đạt đỉnh cao của sự phát triển vào năm ngoái, với loạt đổi mới về hình ảnh, khả năng thể hiện cảm giác siêu thực và kết hợp AI tinh xảo giúp các nhân vật, vật thể và các yếu tố thời tiết trở nên sống động hơn. Qua nhiều năm không ngừng phát triển, chính những đổi mới về độ phân giải và hiệu suất máy tính đang góp phần cải thiện những thế giới ảo này. Những cải tiến về hiệu suất CPU, đồ họa tuyệt vời và khả năng lưu trữ nhanh khiến người chơi có cảm giác như đang bước vào một vũ trụ song song. Tại Việt Nam, một nghiên cứu khác của 3 trường Đại học Quốc tế bao gồm RMIT Việt Nam chỉ ra rằng, game thủ thích thú trải nghiệm game trên máy tính bàn (PC) hơn so với mobile cũng vì chất lượng sống động mà thiết bị này mang lại.
Đáp ứng điều này, máy tính chơi game được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý Intel Core ️thế hệ thứ 11 đã giúp tăng đáng kể hiệu suất chơi game, tạo tiền đề cho môi trường giả lập tăng cường, dẫn tới sự ra đời của NPC thông minh (Non-player characters) cũng như đẩy mạnh tiến độ phát triển và mở rộng thêm nhiều thế giới trong game với nhiều đối tượng mang tính tương tác cao. Bên cạnh đó còn có xu hướng chơi game với đồ họa 4K và công nghệ dò tia (ray-tracing) bắt đầu trở thành xu hướng chủ đạo trong nhiều trò chơi cũng như mối quan tâm tăng cao dành cho những cách khai thác cách công nghệ như đổ bóng tỷ lệ biến đổi (variable rate shading) có thể mang đến trải nghiệm chơi mượt mà và nhất quán trong những tựa game đòi hỏi khắt khe.
Tính cộng tác (Co-operation)
Theo nghiên cứu của Vero và Decision Lab, 46,5% game thủ tại Việt Nam coi việc giao lưu với những người chơi khác là lý do chính khiến họ chơi game.
Bằng cách làm quen với những game thủ khác, người chơi sẽ được phát triển và trau dồi các kỹ năng sống cần thiết như làm việc nhóm hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm, quản lý nguồn lực, v.v. Trong khi những thiết lập trên máy tính để bàn sẽ phù hợp hơn cho việc phát trực tuyến hoặc thử nghiệm với các bản mod, thì máy tính xách tay giúp bạn chơi game thuận tiện mọi lúc mọi nơi. Sự đổi mới về mặt kiểu dáng, các thể loại máy tính để bàn và thiết bị di động ngày nay cũng đang phản ánh đúng xu hướng này.
Tính cạnh tranh (Competition)
Yếu tố này cũng làm tăng độ phủ sóng của các tựa game và ở Việt Nam, tỉ lệ người chơi game để phân “thắng thua” hoặc mong muốn trở thành tuyển thủ đang ở mức 20.7% (theo Gaming & Esports tại Vietnam, 2021). Yêu cầu quan trọng ở đây là game có độ phản hồi mượt mà, không giảm FPS và đảm bảo kết nối có độ trễ thấp. Toàn ngành công nghiệp cũng đang nỗ lực để giải quyết những nhu cầu này bằng cách tạo ra các máy tính xách tay chơi game mỏng và mạnh mẽ hơn.
Tác giả cũng cho biết, Intel đang hợp tác cùng nhiều kiến trúc sư để phát triển máy tính xách tay dành cho những tựa game tầm cỡ máy tính để bàn mà người chơi có thể mang đi mọi nơi, cho phép độ trễ thấp hơn tới 75% và tốc độ nhanh hơn gấp 3 lần với Intel Killer Wi-Fi 6E (Gig +).
Những tiến bộ nhanh chóng trong mạng 5G và công nghệ chơi game sử dụng điện toán đám mây sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá khi game thủ có thể chơi game ở bất kỳ đâu. Bên cạnh đó, Intel cũng đã thúc đẩy sự phát triển của eSports chuyên nghiệp thông qua quan hệ đối tác với các tổ chức như ESL Gaming nhằm mang đến các giải đấu esports đẳng cấp thế giới như Intel Extreme Masters.
Tính cộng đồng (Community)
Tại Việt Nam, khi giới hạn của các trò chơi dần được phá bỏ nhờ vào những cải tiến trong thiết bị, tính năng cũng như thể loại game, lượng người chơi là nữ giới đã tăng đáng kể trong những năm qua, lên mức trên 30% trên tổng số người chơi theo Sách trắng của Vero và Decision Lab, 2021. Ngoài ra, ngày càng nhiều người trưởng thành hâm mộ bộ môn thể thao điện tử (47% trong cộng đồng fans là từ độ tuổi 30 tuổi trở lên). Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch, nhiều người đã lựa chọn chơi game để có những giờ phút kết nối lành mạnh và vui vẻ.
Hiểu được nhu cầu này, Intel đang hỗ trợ ngăn chặn những văn hóa độc hại, thúc đẩy lượng streamer đa dạng và tạo ra ứng dụng Bleep chạy bằng AI để tự động loại bỏ ngôn ngữ mang tính xúc phạm. Cộng đồng là yếu tố cốt lõi của thế giới game, mang lại lợi ích cho tất cả các game thủ vì chính cộng đồng thu hút nhiều người chơi, người hâm mộ, nhà tài trợ và đầu tư hơn.