Tiền điện tử hay còn gọi là "tiền ảo" được nhắc đến lần đầu vào năm 2008, với tên gọi là
Nhiều người cứ nghe đến bitcoin hay tiền ảo là nghĩ đến chuyện bất hợp pháp, lừa đảo, không có giá trị. Điều này cũng có phần đúng, vì tính đến thời điểm hiện nay, Chính phủ Việt Nam chưa cho phép tiền điện tử bitcoin được lưu hành tại Việt Nam. Có nghĩa là những giao dịch bằng bitcoin là bất hợp pháp, vô giá trị.
Thậm chí từ ngày 1/7/2016 tới đây, theo quy định tại điều 292 Bộ luật Hình sự năm 2015, việc kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán trái phép trên mạng internet bị xem là hành vi phạm tội. Nên nếu ai mua bán bitcoin trên mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên có một thực tế khác khá lặng lẽ mà có lẽ ít người biết đến, từ cuối năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2012 quy định về việc thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có đề cập đến dịch vụ "trung gian thanh toán" do các doanh nghiệp cung ứng (không phải là "ngân hàng").
Tiếp đó, tháng 12/2014, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 39/2014, hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Tại thông tư này đã quy định khá chi tiết về các hình thức của dịch vụ trung gian thanh toán, điều kiện để được cấp phép kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán... Nói một cách nôm na là Việt Nam cũng đã hợp pháp hóa việc có thể sử dụng tiền điện tử trong mua bán hàng hóa, dịch vụ...
Hiện đã có một số tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam triển khai các dự án liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ thanh toán trung gian. Gần đây, một doanh nghiệp vừa được cấp giấy phép dịch vụ trung gian thanh toán, sử dụng tiền điện tử. Doanh nghiệp này đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật, và dự kiến sẽ tích hợp phần mềm thanh toán bằng tiền điện tử vào các website thương mại điện tử có hợp tác, liên kết.
Nói chung, tiền điện tử là một giao thức thanh toán còn khá mới mẻ, đang ở giai đoạn khởi điểm và chỉ bắt đầu phát triển ở quy mô toàn cầu. Do vậy, cũng chưa thể đánh giá hết tính ưu việt, tích cực, cũng như những khả năng tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra. Ngay cả hệ thống pháp luật nói chung, trên thế giới và ở từng quốc gia cũng chưa có hoặc chưa hoàn thiện, đầy đủ.
LS. TRẦN HỒNG PHONG (Công ty Luật hợp danh Ecolaw)