Ác mộng hành lý không cánh mà bay
Tháng 7 vừa rồi, cô Shvilla Rasheem, 34 tuổi, nhân viên tư vấn gặp sự cố khi bay chuyến bay của hãng hàng không Southwest Airlines từ Baltimore tới Indianapolis. Cô tá hỏa khi người đã đến nơi mà hành lý vẫn ở đâu đó trên trời. Bản thân nhân viên của Southwest Airlines cũng ngớ người khi nhận được thông tin trình báo. Hay câu chuyện của cô Geri Mitchell, sống tại Seattle. Cô bị thất lạc toàn bộ hành lý trong 4 ngày đến Hawaii để tham dự đám cưới. Mất toàn bộ đồ đạc, cô buộc phải xoay sở đủ kiểu để có quần áo và tư trang sử dụng trong suốt quãng thời gian đó. Đến khi về nhà, nhân viên Sân bay Maui tại Hawaii mới gọi điện báo, hành lý của cô vẫn nằm tại văn phòng thất lạc hành lý ở sân bay này suốt gần 1 tuần. “Cả 5 ngày, không một ai buồn đọc thẻ hành lý còn treo rõ rành rành trên vali để gọi điện cho tôi”, cô Mitchell tức giận nói.
Trong trường hợp bị mất, các hãng
Quản lý hành lý bằng chip
Do vậy, hiện nhiều hãng hàng không đang thử nghiệm cải tiến công nghệ đọc mã thẻ. Ví dụ, hãng Delta Air Lines vốn lắp hệ thống quản lý hành lý sử dụng thẻ mã nay cũng áp dụng thêm hệ thống quản lý dựa trên hệ thống nhận diện tần số vô tuyến (R.F.I.D.) hay còn gọi là chip. Loại chip này chứa thông tin đi lại của khách hàng; Ngoài ra, toàn bộ quá trình di chuyển của hành lý đều được ghi lại. Tới đây, khách hàng còn có thể sử dụng ứng dụng của hãng hàng không để theo dõi hành lý. Delta chi 50 triệu USD vào hệ thống theo dõi hành lý mới bao gồm máy quét, máy in, thẻ có gắn chíp (có cả mã số như thẻ mã hành lý thông thường). Hệ thống này được đưa vào ứng dụng trên 344 sân bay mà Delta hoạt động, dự kiến sẽ hoạt động từ giờ tới cuối tháng.
Trên thế giới, Hiệp hội Vận tải Hàng không Thế giới (IATA) ra hạn tới mùa hè năm 2018, toàn bộ 265 thành viên cần phải kiểm tra và theo dấu hành lý - không chỉ trên máy bay của riêng hãng mình mà cả khi hành khách kết nối với các hãng hàng không khác. Giám đốc điều hành IATA, Nick Careen cho biết: “Không cần biết các hãng sử dụng công nghệ gì, chỉ cần biết hành lý phải được theo dõi chặt chẽ khi rời khỏi tay hành khách và có thể tìm lại được trong trường hợp thất lạc”. Nhiều hãng hàng không như: Air France (Pháp), Lufthansa (Đức) và Qantas (Australia) đã và đang thử nghiệm công nghệ chip R.F.I.D, nhưng tại Mỹ công nghệ này không được các hãng địa phương để mắt. Tuy nhiên, sau quyết định thử nghiệm của Delta, có lẽ các hãng sẽ có cách nhìn khác.