Huawei ra mắt Trung tâm dữ liệu thế hệ tiếp theo

Tạp chí Nhịp sống số - Huawei mới đây ra mắt Trung tâm dữ liệu thế hệ tiếp theo và hệ thống cung cấp điện PowerPOD 3.0 hoàn toàn mới, với 4 đặc tính đột phá.

Theo đại diện Huawei, đây là sự khẳng định cam kết của hãng trong việc xây dựng các Trung tâm dữ liệu (TTDL) thông minh carbon thấp.

Tại lễ ra mắt, ông Charles Yang - Phó Chủ tịch cấp cao của Huawei kiêm Giám đốc điều hành của Đội ngũ phát triển Cơ sở TTDL Huawei (Huawei Data Center Facility Team) - đã giới thiệu định nghĩa đột phá về Cơ sở TTDL Thế hệ tiếp theo. Theo đó, các chuyên gia kỹ thuật và các cơ quan trong ngành đã đạt được đồng thuận về 4 đặc tính của cơ sở trung tâm dữ liệu thế hệ tiếp theo, bao gồm: Bền vững với môi trường, Tích hợp đơn giản hóa, Vận hành tự động và An toàn đáng tin cậy.

Bền vững với môi trường: Các cơ sở TTDL thế hệ tiếp theo vận hành theo định hướng xanh và tiết kiệm năng lượng, đồng thời tái chế tối đa các vật liệu sử dụng. Bằng cách này, hệ sinh thái TTDL tổng thể sẽ thân thiện và bền vững với môi trường. Các TTDL bền vững này sử dụng các nguồn tài nguyên xanh từ điện, đất, nước và tái chế tối đa các vật liệu đã sử dụng trong suốt vòng đời. Để mở rộng khả năng Sử dụng năng lượng hiệu quả (Power Usage Effectiveness - PUE), các chỉ số khác cũng sẽ được sử dụng để đo lường, bao gồm: Sử dụng carbon hiệu quả (Carbon Usage Effectiveness - CUE), Sử dụng nước hiệu quả (Water Usage Effectiveness - WUE) và Sử dụng lưới điện hiệu quả (Grid Usage Effectiveness - GUE).

Tích hợp đơn giản hóa: Đơn giản hóa kiến trúc, nguồn cung cấp năng lượng và hệ thống làm mát thể hiện định hướng phát triển của cơ sở TTDL. Kiến trúc đơn giản mang lại các thiết kế sáng tạo cho các tòa nhà và phòng thiết bị. Việc sử dụng các mô-đun tiền chế (đúc sẵn) để xây dựng trung tâm dữ liệu 1000-rack, giúp giảm thời gian xây dựng từ hơn 18 tháng xuống còn 6-9 tháng. Đơn giản hóa nguồn cung ứng điện giúp định hình lại các thành phần và liên kết, rút ngắn thời gian giao hàng từ 2 tháng xuống 2 tuần. Và đơn giản hóa hệ thống làm mát giúp tối ưu hiệu quả trao đổi nhiệt, bằng cách gộp nhiều trao đổi nhiệt thành một cũng như rút ngắn liên kết làm mát.

Vận hành tự động: Tự động hóa O&M, tối ưu hóa hiệu năng và tự vận hành định hình lại cách thức quản lý vận hành và bảo trì của TTDL. Tự động hóa O&M cho phép các kỹ sư hoàn thành việc kiểm tra 2.000 kệ trong 5 phút từ xa. Tối ưu hóa hiệu năng đồng nghĩa hệ thống làm mát tối ưu có thể thông qua 1,4 triệu thuật toán kết hợp trong vòng 1 phút, để đưa ra phương thức làm mát tối ưu nhất, giúp hệ thống làm mát thông minh. Vận hành tự động hóa sẽ giúp tối đa giá trị của các nguồn lực.

An toàn đáng tin cậy: Bảo mật chủ động và kết cấu an toàn giúp các TTDL đảm bảo được chất lượng cao và phát triển bền vững. Bảo mật chủ động có nghĩa là sử dụng dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tiến hành dự đoán các thiết bị cần bảo trì từ các thành phần đến TTDL, dựa trên khả năng hiển thị và nhận thức của tất cả trong phạm vi TTDL. Phản hồi lỗi tự động sẽ chỉ mất 1 phút để phát hiện lỗi, 3 phút để phân tích và 5 phút để khôi phục. Kết cấu an toàn gia tăng bảo mật ở nhiều cấp độ khác nhau từ thành phần, thiết bị đến hệ thống. Ở cấp độ hệ thống, nền tảng E2E trực quan, dễ dàng quản lý và kiểm soát, giúp hệ thống đạt tính khả dụng đến 99,999%.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, ông Fei Zhenfu - Giám đốc Công nghệ của Đội ngũ Cơ sở Trung tâm Dữ liệu Huawei (Huawei Data Center Facility Team) - đã giới thiệu thế hệ hệ thống cung cấp điện mới mang tên PowerPOD 3.0. Hệ thống này giúp giảm 40% lượng khí thải, giảm 70% mức tiêu thụ năng lượng, rút ngắn thời gian giao hàng từ 2 tháng xuống còn 2 tuần và giảm tỷ lệ lỗi SLA xuống 38%.

Có thể bạn quan tâm

Mạng 5G Viettel tại thời điểm khai trương có hơn 6.500 trạm thu phát sóng, phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học.