Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ tăng 59% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 40%.
So với kế hoạch được đưa ra đầu năm 2019, Viettel Post đã hoàn thành 43% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cho năm 2019, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 36% mà Đại hội cổ đông Viettel Post đặt ra vào tháng 4/2019.
Tính riêng mảng dịch vụ cốt lỗi, Viettel Post ghi nhận tăng trưởng doanh thu 56% so với cùng kỳ trong khi biên lợi nhuận gộp duy trì không đổi so với 6 tháng 2018 ở mức 11,7%.
Do đặc thù kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh thu tiền hộ (COD) chiếm tỉ trọng lớn, tổng tiền và tiền gửi tại ngân hàng của Viettel Post đạt gần 1.580 tỷ VND tại cuối quý 2/2019, chiếm gần 1/5 tổng giá trị vốn hóa đang được giao dịch.
Trái ngược với các đồn đoán về ngân sách mà Viettel Post sẽ bỏ ra khi cùng lúc triển khai ứng dụng gọi xe, giao hàng trực tuyến MyGo và sàn thương mại điện tử Voso từ 1/7/2019, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Viettel Post chỉ vỏn vẹn lần lượt là 13 tỷ VND và 121 tỷ VND trong 6 tháng 2019, tăng 51% so với cùng kỳ, thấp hơn với tăng trưởng doanh thu mà Viettel Post đạt được. Điều này có thể được lí giải là do Viettel Post chỉ mới thử nghiệm MyGo và Voso nên chi phí chưa được phản ánh hết vào báo cáo quý 2. Tuy nhiên, nếu so với lượng 100.000 tài xế mà công ty có được tại thời điểm ra mắt, dường như Viettel Post đang làm khá hiệu quả trong việc thu hút tài xế.
Bên cạnh tham vọng chuyển mình thành công ty công nghệ và khép kín hệ sinh thái với 2 nền tảng MyGo và Voso, trong thời gian qua, Viettel Post cũng liên tục áp dụng cải tiến trong mảng kinh doanh chuyển phát cốt lõi. Cụ thể, từ tháng cuối năm 2018, công ty đã đưa vào vận hành dây chuyền phân loại tự động lớn nhất Việt Nam tại Hà Nội với công suất khoảng 36.000 bưu kiện mỗi giờ. Ngày 31/7/2019, Viettel Post cũng chính thức khai trương dịch vụ tàu hàng nhanh Bắc – Nam với thời gian vận chuyển đường sắt chỉ còn dưới 40 giờ nhưng vẫn tiết kiệm 20% chi phí so với vận chuyển bằng đường bộ.