Sharp chuyển nhà máy sản xuất LCD, laptop từ Trung Quốc sang Việt Nam

Sharp chuyển nhà máy sản xuất LCD, laptop từ Trung Quốc sang Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - Hãng công nghệ Nhật tuyên bố họ sẽ chuyển nhà máy sản xuất LCD từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo tuyên bố của công ty này được đưa ra Sharp cho hay họ đã loại bỏ các kế hoạch sản xuất màn hình cho thị trường Mỹ ở Trung Quốc và thay vào đó sẽ xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam để tránh các mức thuế mới được áp đặt trong cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh.

Nhà máy Việt Nam này sẽ lắp ráp màn hình tinh thể lỏng cho ô tô sẽ được bán ở Mỹ, một số đơn vị sản xuất máy tính cá nhân của thương hiệu con Dynabook (trước của Toshiba) cũng có thể chuyển sang cơ sở mới này.

Sharp đưa ra thông báo ngay sau khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thượng Hải trong tuần này dường như mang lại ít tiến triển.

"Chúng tôi không biết những gì phát triển mới có thể đến, hoặc khi nào nó đến", Phó chủ tịch điều hành của Sharp Katsuaki Nomura tuyên bố về quyết định này, khẳng định công ty không muốn chờ Mỹ và Trung Quốc giải quyết xong chiến tranh thương mại để thực hiện kế hoạch gia tăng sản xuất của họ.

Sau tuyên bố của Sharp, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một đợt thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1.9. Màn hình LCD cũng là một trong những mặt hàng sẽ bị đánh thuế lần này, vì vậy hành động của Sharp là phù hợp với tình hình.

Sharp không tiết lộ số tiền đầu tư để xây dựng nhà máy mới này, vốn sẽ bắt đầu hoạt động trong năm tài khóa 2020, gần TP.HCM. Ngoài màn hình LCD cho ô tô để bán cho Mỹ, nhà máy này cũng sẽ sản xuất máy lọc không khí và các thiết bị điện tử khác để bán tại Việt Nam.

Hiện tại, gần như toàn bộ sản lượng laptop của Dynabook được sản xuất ở Trung Quốc, chủ yếu tại các cơ sở ở Hàng Châu. Khoảng 10% sản lượng sản xuất này sẽ được chuyển đến Mỹ, trong khi phần còn lại sẽ được chuyển sang Việt Nam, theo Nikkei Asian Review.

Hôm 1.8, Sharp cũng công bố rằng lợi nhuận ròng trong quý 2/2019 của công ty giảm 35% so với cùng kỳ, đạt 115 triệu USD. Trong khi đó, doanh số của hãng cũng giảm 4%, đây là lần đầu tiên doanh số và lợi nhuận của công ty này giảm kể từ khi được Hon Hai Precision Industry (Foxconn) mua lại hồi tháng 8.2016.

Sharp là nhà cung cấp nhiều linh kiện cho iPhone của Apple, đã phải chịu thiệt hại do sự sụt giảm doanh số bán hàng cho điện thoại thông minh Mỹ, cũng như giảm doanh số TV tại các thị trường như Trung Quốc. Tuy nhiên công ty này tin tưởng doanh số của họ sẽ tăng trong thời gian tới khi Apple đang có xu hướng phục hồi doanh số trong quý này.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.