SME nên "liệu cơm gắp mắm" thế nào khi tiếp cận dịch vụ đám mây?

SME nên
Tạp chí Nhịp sống số - Việc "lên mây" không chỉ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiết kiệm chi phí, giảm gánh nặng đầu tư máy chủ và trung tâm dữ liệu... mà còn có thể tăng lượng tài nguyên linh hoạt theo mô hình phát triển.

Theo nghiên cứu của IDC về "Xu hướng sử dụng nền tảng đám mây SMB ở Châu Á/Thái Bình Dương" (không bao gồm Nhật Bản), các doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là huyết mạch của nền kinh tế ASEAN, sử dụng hơn 80% lực lượng lao động trong khu vực và đóng góp hơn một nửa GDP tại khu vực này. Công nghệ chính là yếu tố cốt lõi giúp họ tối đa hóa tiềm năng kỹ thuật số và tăng cường sức cạnh tranh, đặc biệt là điện toán đám mây. 

Không nằm ngoài xu thế này, các SME Việt Nam cũng đang tích cực tiếp cận các dịch vụ điện toán đám mây với khá nhiều lựa chọn.

Theo các chuyên gia, trên thị trường hiện có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Provider), các gói sản phẩm dịch vụ Cloud Server khác nhau với mức giá khác nhau. Vậy, đâu là những tiêu chí để các doanh nghiệp lựa chọn Cloud Provider phù hợp, đặc biệt là với doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Theo ông Phan Hồng Tâm - Giám đốc khối Hạ tầng, FPT Smart Cloud, tùy thuộc vào quy mô và nguồn lực mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những ưu tiên khác nhau, tuy nhiên cần lựa chọn trên mấy tiêu chí chính: Cấu hình Cloud Server và các tiện ích mở rộng; Cấu trúc tính phí; Cơ sở hạ tầng công nghệ và An ninh bảo mật. 

Dưới đây là các phân tích cụ thể từ chuyên gia này: 

Lưu ý lựa chọn cấu hình Cloud Server và các tiện ích mở rộng:

– RAM: Dung lượng RAM càng lớn thì khả năng xử lý, truy xuất dữ liệu càng cao. Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như cách tối ưu riêng mà doanh nghiệp cần nhiều RAM hay ít. Hiện nay, các dịch vụ Cloud Server sẽ cho phép lựa chọn RAM từ 512MB đến 16GB.

– Ổ cứng (Storage): Là không gian cài đặt file của toàn bộ hệ điều hành. Có 2 loại ổ cứng thông dụng hiện nay là HDD và SSD. Thường thì Cloud Server sử dụng SSD sẽ có giá đắt hơn HDD.

– Chíp xử lý (CPU): Khả năng xử lý dữ liệu sẽ phụ thuộc vào số lượng core trung bình sẽ có từ 2 CPU cho đến 16 CPU hoặc nhiều hơn tùy vào mức độ sử dụng.

– Băng thông (Bandwidth) và lưu lượng băng thông (Traffic): Băng thông là lưu lượng mà bạn được phép truyền tải dữ liệu đi. Các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server tốt nhất cung cấp gói cước băng thông giới hạn và không giới hạn, nên chọn đơn vị nào cung cấp băng thông “Unlimited” để tốc độ hệ thống vận hành ổn định.

– Hệ điều hành (OS): Đây là vấn đề quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng sau này. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lưu ý đặc biệt đến vấn đề bản quyền của hệ điều hành như Windows. 

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó các nhà cung cấp dịch vụ Cloud còn hỗ trợ thêm các tiện ích Cloud khác nữa hay không? Ví dụ như Cloud Storage, Cloud Backup & DR, K8s, hay Database. Việc đa dạng dịch vụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa tích hợp và đồng bộ hệ thống trên cùng một nền tảng.

Cấu trúc tính phí: 

Các Cloud Provider thường sẽ có những cấu hình có sẵn đi kèm với chi phí tương ứng nhưng đôi khi vì đặc thù nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp cần tùy biến cấu hình theo ý muốn và doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp cho phép khả năng chủ động khởi tạo cấu hình tùy biến.

Bên cạnh đó, việc chi phí linh hoạt hay Pay-as-you-go sẽ là điều doanh nghiệp tìm kiếm ở các nhà cung cấp dịch vụ Cloud hiện tại vì sự linh hoạt và tối ưu chi phí thực tế. Ngoài ra, cần lưu thêm báo giá của họ có kèm theo các điều khoản như đặt cọc tiền trước, cam kết thời gian sử dụng, phí hỗ trợ (nếu có) hay các phí dịch vụ tùy vào từng nhà cung cấp khác nhau.

Cơ sở hạ tầng công nghệ: Có khá nhiều nền tảng công nghệ để triển khai hệ thống đám mây từ giải pháp nổi tiếng OpenStack, hay nền tảng thương mại số 1 vSphere của VMware. Mỗi nền tảng sẽ có ưu điểm riêng khác nhau như hiệu năng ổn định, hệ sinh thái đa dạng, và tiết kiệm chi phí. Do đó doanh nghiệp nên chọn nền tảng phù hợp, và nhà cung cấp 2 nền tảng sẽ là lợi thế tốt.

Cơ sở hạ tầng công nghệ được thiết kế đáp ứng yêu cầu dự phòng High Availability (HA) nhiều lớp cả ở phần vật lý và ứng dụng (Node, Storage, Switch, Router và Data center…) sẽ giúp đảm bảo hệ thống có tính ổn định cao (SLA Uptime là 99.99%) và không có điểm chết đơn (single-point of failure). Mặt khác, bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp Cloud có cụm máy chủ đặt ở Datacenter đạt chuẩn quốc tế Tier 3 như FPT Cloud đáp ứng các yêu cầu khắt khe về vận hành và an toàn thông tin.

Chứng chỉ và bảo mật: Một Cloud Provider uy tín thì họ sẽ đạt được một số chứng chỉ bảo mật quốc tế như PCI DSS, ISO/IEC 27001:2013 và ISO/IEC 27017:2015,… Đồng thời bạn nên cân nhắc thêm liệu họ có cung cấp dịch vụ bảo mật nâng cao như Anti-DDOS, SIEM, Next-Gen Firewall, backup & DR dữ liệu; hay là Trí tuệ nhân tạo AI không.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 28/10, người dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công.