Theo Engadget, điều này diễn ra ngay cả khi các thử nghiệm độc lập không cho thấy bằng chứng về gián điệp mạng. Công ty cũng công bố kế hoạch mở rộng các cơ sở sản xuất nội bộ của riêng mình để giúp giảm thiểu mọi rủi ro xảy ra. Người phát ngôn của công ty cho biết Super Micro muốn tự chủ hơn mà không phụ thuộc vào những đối tác gia công chủ yếu ở Trung Quốc trước đây.
Các vấn đề của Super Micro bắt đầu vào năm ngoái khi Bloomberg đăng tải thông tin nói rằng một công ty viễn thông lớn (giấu tên) của Mỹ, đã tìm thấy máy chủ tạo bởi Super Micro xuất phát tại một nhà máy ở Quảng Châu có phần cứng được sửa đổi. Nhà nghiên cứu bảo mật Yossi Appleboum cũng nói rằng các công ty khác đã trở thành nạn nhân của việc sửa đổi phần cứng để giám sát.
Tuy nhiên, một cuộc kiểm toán độc lập đã cho thấy rõ rằng nếu có bất kỳ chip gián điệp Trung Quốc nào trên các máy chủ Super Micro thì chúng rất khó để nhìn thấy. Các thử nghiệm không tìm thấy bằng chứng về phần cứng độc hại trên bo mạch chủ hiện tại cũng như trên các sản phẩm được bán cho Amazon và Apple như báo cáo trước đó. Apple sau đó đã yêu cầu Bloomberg rút lại bài báo vì thông tin sai, nhưng không được chấp nhận.
Mặc dù không có bằng chứng nào chứng tỏ nhưng việc quyết định chuyển sản xuất của Super Micro được xem là phù hợp bởi nó đến vào thời điểm mà mối lo ngại về an ninh liên quan đến công nghệ Trung Quốc đang gia tăng. Theo chuyên gia nghiên cứu chuỗi cung ứng công nghệ của Digitimes Research, Trung Quốc đã sản xuất khoảng 90% bo mạch chủ được sử dụng trong các máy chủ vận chuyển trên toàn thế giới vào năm 2017, nhưng con số này đã giảm xuống còn 50% vào năm ngoái.
Super Micro chắc chắn đang hành động để bảo vệ thương hiệu và vị thế của mình như là nhà sản xuất máy chủ lớn thứ ba sau HP và Dell. Phát biểu với Nikkei Asian Review, nhà phân tích máy chủ Betty Shyu, cho biết Super Micro đã bị sụt giảm 10% tổng doanh thu trong quý 1/2019, dẫn đến việc công ty có thể mất vị trí thứ 3 vào Amazon trong năm 2019 này.