Tetra Pak giảm gần 40% lượng phát thải khí nhà kính trong hoạt động

Tạp chí Nhịp sống số - Trong năm 2022, Tetra Pak đã giảm 39% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) trong hoạt động, với 84% năng lượng sử dụng đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Thông tin đưa ra từ Báo cáo bền vững năm tài chính 2022 của Công ty.

Giảm lượng phát thải khí nhà kính là một trong những giải pháp tích cực nhằm chống biến đổi khí hậu, đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững của doanh nghiệp được Tetra Pak quan tâm và tập trung đầu tư. 

Theo Báo cáo bền vững năm tài chính 2022Tetra Pak công bố mới đây, năm qua Công ty đã đạt được những cột mốc quan trọng: giảm 39% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) trong hoạt động, với 84% năng lượng sử dụng đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Điều này sẽ giúp công ty đạt được mức phát thải ròng bằng 0 trong các hoạt động của mình vào năm 2030.

Tetra Pak giảm gần 40% lượng phát thải khí nhà kính trong hoạt động
Báo cáo bền vững năm tài chính 2022 của Tetra Pak thể hiện nhiều sáng kiến và hành động cụ thể

Báo cáo lần thứ 24 này cho thấy phát triển bền vững vẫn là cốt lõi trong chiến lược của Tetra Pak và được ưu tiên trong quá trình ra quyết định kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, việc bán 8,8 tỷ bao bì làm từ thực vật và 11,9 tỷ nắp làm từ thực vật đã giúp tiết kiệm 131 kilo tấn CO2. Tetra Pak cũng đầu tư gần 30 triệu euro để đẩy mạnh thu gom và tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng, đồng thời hợp tác với các vườn ươm công nghệ thực phẩm và các công ty khởi nghiệp để khám phá tương lai của thực phẩm bền vững.

Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tetra Pak, cho biết: “Môi trường hoạt động hiện tại đòi hỏi phải có các giải pháp tích hợp, có tính hệ thống. Đây là cách duy nhất chúng ta có thể đáp ứng quy mô và tốc độ thay đổi cần thiết để tăng cường khả năng tiếp cận lương thực đồng thời giảm tác động đến môi trường, theo cách không để ai bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện tiếp cận toàn diện năm lĩnh vực có tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, nơi chúng tôi có thể đóng góp nhiều nhất, bao gồm: hệ thống thực phẩm, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ thiên nhiên và sự phát triển bền vững của xã hội.”

Theo Báo cáo Phát triển bền vững của Tetra Pak năm tài chính 2022, công ty đã có nhiều sáng kiến nhằm bảo vệ thực phẩm, con người và hành tinh. 

Cụ thể, Công ty đã thử nghiệm lớp màng bằng sợi đầu tiên trong ngành công nghiệp để thay thế lớp lá nhôm mỏng trong vỏ hộp giấy tiệt trùng – một bước đột phá trong hành trình hướng tới bao bì tiệt trùng có thể tái chế hoàn toàn; Thiết kế phương pháp chế biến mới cho đồ uống làm từ đậu nành, cũng như công nghệ mới để biến bã bia thành một loại đồ uống có nguồn gốc từ thực vật – ít lãng phí và nhiều dinh dưỡng hơn.

Ngoài ra, Tetra Pak còn tạo điều kiện cho 66 triệu trẻ em ở 44 quốc gia được tiếp cận với đồ uống bổ dưỡng thông qua các chương trình bữa ăn học đường, giúp cải thiện sức khỏe của trẻ em, tăng tỷ lệ đi học và hỗ trợ phát triển nông nghiệp. 

Đồng thời, cung cấp sữa cho các nhà máy sữa trong 22 dự án Trung tâm sữa (Dairy Hub) thông qua khoảng 44.000 nông dân, đa phần là các hộ sản xuất nhỏ. Đây là một phần trong hoạt động dài hạn của công ty nhằm xây dựng chuỗi giá trị sữa địa phương.

Công ty cũng đã khôi phục 87 héc-ta đất - tương đương với 136 sân bóng đá - thông qua Chương trình Bảo tồn Araucaria ở Brazil.

Tetra Pak cho biết, đã thực hiện các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhân quyền và đạt được tiến bộ về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DE&I). Đồng thời, được CDP - tổ chức phi lợi nhuận vì môi trường toàn cầu - công nhận là công ty tiên phong về tính minh bạch và hiệu suất trong hoạt động chống biến đổi khí hậu, giữ vững vị trí trong 'Danh sách A' danh giá của tổ chức này năm thứ tư liên tiếp.  

Tại Việt Nam, các sáng kiến bền vững của Tetra Pak đã đạt được những thành tựu đáng kể trong ba lĩnh vực chính là bảo vệ thực phẩm, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và chống biến đổi khí hậu.

Trong đó, có thể kể đến việc đạt chứng nhận BRCGS hạng AA+, trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành sản xuất bao bì tại Việt Nam đạt được chứng nhận này về tiêu chuẩn thực phẩm. Hay việc Tetra Pak đầu tư 1,2 triệu euro vào Công ty Giấy Đồng Tiến để nâng cấp dây chuyền tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng, từ đó nâng cao chất lượng nguyên liệu tái chế và tăng công suất tái chế lên gấp đôi, gần 17,000 tấn / năm.

Ngoài ra, năm qua, Tetra Pak Việt Nam cũng đã hợp tác với Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) thúc đẩy hoạt động thu gom vỏ hộp giấy đồ uống đã qua sử dụng (UBC) thông qua mô hình thu mua ở khu vực phía Nam. Đến cuối năm 2022, đưa vào sử dụng ba máy tập hợp, và vận chuyển được 339 tấn UBC để tái chế...

Đặc biệt, góp phần chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu, Công ty cũng đã lắp đặt thành công các tấm năng lượng mặt trời trên diện tích 5900m2 của Nhà máy sản xuất bao bì Tetra Pak Bình Dương, giúp giảm phát thải 700 tấn CO2 mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo mới nhất từ IDC cho thấy Honor và Huawei đã chiếm vị trí đầu tiên về thị phần tại quê nhà Trung Quốc trong quý 1/2024, trong khi Apple rơi xuống vị trí thứ 4, sau cả Oppo.