“Tự bắn vào chân mình”
Tốc độ tải trang web đang là vấn đề ngày càng lớn đối với nhà bán lẻ trực tuyến. Trang web hoặc ứng dụng chạy càng nhanh, cơ may bán được hàng của họ càng cao. Chẳng hạn như doanh thu
Nhiệm vụ bất khả thi?
Câu hỏi đặt ra là liệu việc chỉ chậm trễ vài giây có thật sự gây nhiều thiệt hại hay không. Với nhà bán lẻ thời trang Nordstrom (Mỹ), câu trả lời là có. Doanh thu bán lẻ trực tuyến của họ đã giảm 11% khi thời gian đáp ứng của trang web giảm nửa giây. Với doanh thu 14 tỉ đô la tại 121 cửa hàng của Nordstrom ở Mỹ và Canada, con số thiệt hại có thể lên đến hàng chục triệu đô la. “Nội dung truyền thông trên trang web trở nên phong phú hơn, chẳng hạn như có thêm hình ảnh và video 360 độ. Điều này khiến trang web thêm phức tạp”, ông Gopal Brugalette, một quan chức của Nordstrom, thừa nhận.
Cũng theo ông Brugalette, thời gian tải trang tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khách hàng xem loại sản phẩm gì, sử dụng thiết bị nào để xem, khoảng cách giữa họ và máy chủ web của nhà bán lẻ, tốc độ mạng lúc bấy giờ… “Có những thứ chúng tôi không thể kiểm soát được. Sẽ không có hai khách hàng nào có được sự trải nghiệm web giống nhau ở cùng một thời điểm bởi hình ảnh trang phục nhiều màu sẽ mất thời gian tải hơn trang phục đơn sắc”, ông giải thích. Nói tóm lại, theo ông Brugalette, nếu trang web hiển thị chậm lại, doanh thu sẽ sụt giảm nên điều cần làm là giám sát hoạt động của trang web liên tục 24/7.
Nhà bán lẻ hiện đối mặt với nhiệm vụ gần như bất khả thi là cung cấp một ứng dụng hoặc trang web vừa chạy nhanh, ổn định, dễ dùng vừa có nội dung đa phương tiện phong phú, được tích hợp với truyền thông xã hội. “Xu hướng cá nhân hóa đòi hỏi việc sử dụng kịch bản (script), hình ảnh và sự tích hợp với những ứng dụng hoặc hệ thống khác. Điều này có thể trở thành gánh nặng đối với trang web bán lẻ, nhất là vào những dịp mua sắm nhộn nhịp”, ông Rakowski giải thích. Chưa hết, theo ông Brugalette, nhiều nhà bán lẻ thậm chí không biết rằng trang web của họ chạy chậm vì bộ phận công nghệ thông tin nay hầu như tập trung nhiều hơn vào việc bảo đảm cho trang web không gặp trục trặc về an ninh - bảo mật, thay vì chú trọng đến tốc độ và hiệu suất của nó.
Một giải pháp đang được sử dụng là làm sao khiến khách hàng nghĩ rằng trang web tải nhanh hơn dù thật sự không phải thế. “Chẳng hạn bạn tìm kiếm “giày màu nâu” trên Google rồi nhấp chuột vào một đường dẫn. Nếu các đôi giày nâu là thứ đầu tiên bạn nhìn thấy trên trang web, thì bạn cảm thấy trang web này tải nhanh”, ông Brugalette giải thích. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ nên tối ưu hóa hình ảnh, video trên trang web để giúp giảm bớt thời gian tải. Họ cũng nên thận trọng với nội dung của bên thứ 3, một phần vì chúng ít khi được tối ưu hóa nên có nguy cơ làm trang web tải chậm hơn.
Một biện pháp khác là sử dụng công cụ phân tích để xác định khách hàng làm gì trên trang web và tối ưu hóa những tiến trình này để mang lại kết quả trải nghiệm tốt nhất cho họ. Nhà bán lẻ cũng nên thường xuyên kiểm tra tốc độ tải của trang web để chủ động xử lý những vấn đề phát sinh. Nordstrom tin rằng thời gian tải một trang từ 2,5 giây trở xuống sẽ mang đến sự cân bằng giữa các yêu cầu về tính năng lẫn tốc độ. Có không ít công cụ có thể được sử dụng để đo đạc và chẩn đoán tốc độ trang web, như Pingdom, Yslow (của Yahoo) và PageSpeed Insight (của Google).
Nếu có khách hàng khắp thế giới, nhà bán lẻ nên cân nhắc sử dụng mạng phân phối nội dung. Mạng này lưu dữ liệu trang web trên các máy chủ đặt ở nhiều nơi trên thế giới, giúp giảm thời gian tải. Chẳng hạn như một khách hàng ở Hồng Kông có thể truy cập nhanh hơn khi trang được tải từ máy chủ ở Trung Quốc, thay vì ở Mỹ. Không dừng lại ở đó, nhà bán lẻ có thể cho mở rộng quy mô hoặc tăng hiệu suất máy chủ (của công ty hoặc của nhà cung cấp bên ngoài) để đáp ứng nhu cầu truy cập ngày càng tăng.
Nói tóm lại, người mua sắm trực tuyến đang muốn tốc độ, sự đơn giản, sự đáng tin cậy – tất cả được gói gọn trong một sự trải nghiệm đa truyền thông thú vị. Nhà bán lẻ nào có thể đáp ứng sự đòi hỏi này thì có nhiều cơ hội giành được chiến thắng.