Ứng dụng điện toán đám mây trong thi cử

Tạp chí Nhịp sống số - Công nghệ điện toán đám mây đã giúp giải nhiều bài toán khó, điển hình là trong vấn đề thi cử.

Lâu nay, việc tổ chức các kỳ thi quan trọng trên máy tính theo hình thức trực tuyến vẫn là một thách thức đối với giáo dục Việt Nam khi phải đáp ứng đồng bộ các vấn đề như tổ chức cho một số lượng lớn thí sinh tham gia trong khi lượng máy tính để làm bài thi bị giới hạn, các địa điểm tổ chức thi phân tán ở nhiều nơi, đảm bảo công bằng giữa các ca thi và địa điểm thi khác nhau, đảm bảo tính bảo mật của đề thi, chi phí tổ chức hợp lý, lệ phí thi phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số người dân...

điện toán đám mây

Nhờ công nghệ điện toán đám mây, những vấn đề này đã từng bước được giải quyết. Ví dụ như tại kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, trước khi thí sinh vào phòng thi, các cán bộ coi thi sử dụng thiết bị và phần mềm chuyên dụng để quét thẻ căn cước công dân gắn chip và chụp ảnh đối chiếu khuôn mặt.

Thông qua công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu thông tin cá nhân được liên thông, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực danh tính thí sinh, phòng ngừa tình trạng thi hộ.

Với việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây, Đại học Bách khoa Hà Nội không phải đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ và đội ngũ quản trị vận hành hệ thống nhưng vẫn có thể vận hành 18 điểm thi ở 10 tỉnh thành một cách dễ dàng, đảm bảo chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng nhất trải nghiệm cho cả thí sinh và cán bộ coi thi.

Với công nghệ điện toán đám mây, trong tương lai, các cơ sở giáo dục Đại học đều có thể phối hợp, cung cấp các chuyên gia để cùng tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi. Các cơ sở đủ điều kiện cơ sở vật chất đều có thể trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ khảo thí độc lập theo quy trình và tiêu chuẩn do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Điều này cho thấy ưu thế của mô hình điện toán đám mây SaaS trong việc chia sẻ nền tảng dịch vụ giữa các cơ sở giáo dục Đại học khác nhau vì lợi ích chung.

Có thể bạn quan tâm

Imagine Cup Junior 2024 là cuộc thi dành cho học sinh phổ thông (từ 05 đến 18 tuổi), nhằm nhằm khuyến khích giới trẻ sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) để hỗ trợ và thay đổi các vấn đề phức tạp của nhân loại.