Viettel thực hiện cuộc gọi trên nền tảng mạng 5G đầu tiên ở Việt Nam

Viettel thực hiện cuộc gọi trên nền tảng mạng 5G đầu tiên ở Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - Sáng ngày 10/5/2019 nhà mạng Viettel đã chính thức thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên mạng 5G

Sau khi chính thức được cấp phép và lắp đặt các trạm phát sóng dịch vụ mạng 5G thành công ở cả TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhà mạng Viettel đã bắt đầu thực hiện các bước thử nghiệm để tiến tới việc chính thức phát song mạng 5G để quý khách hàng trải nghiệm.

Viettel là nhà mạng đầu tiên triển khai lắp đặt, thử nghiệm mạng 5G tại Việt Nam, mang đến triển vọng mạng 5G sẽ sớm được triển khai trong tương lai gần. Việc tiến hành cuộc gọi trên mạng 5G của nhà mạng Viettel là bước tiến mới để nhà mạng này cung cấp dịch vụ mạng 5G trong thời gian tới.

Trước khi tiến hành cuộc gọi trên mạng 5G đầu tiên thì nhà mạng Viettel đã tiến hành lắp đặt và phát sóng các trạm 5G. Theo như kết quả của việc phát sóng trạm 5G đầu tiên tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội thì tốc độ kết nối dao động từ 600-700Mbps, tốc độ này tương đương với tốc độ cung cấp của nhà mạng 5G Verizon ở Mỹ.

Sự kiện này là bước tiến mới trong việc tiến tới triển khai mạng 5G trên diện rộng nên thu hút rất nhiều sự quan tâm. Việc test/thực hiện cuộc gọi 5G này chủ yếu liên quan đến phần kỹ thuật theo đúng đề án giấy phép thử nghiệm mà Viettel gửi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Việc triển khai thử nghiệm 5G sẽ có lộ trình và cuộc gọi thoại thông qua sóng 5G sẽ là bước đầu tiên.

Với việc tiên phong lắp đặt các trạm phát sóng, phát sóng và thử nghiệm cuộc gọi trên mạng 5G, nhà mạng Viettel đã trở thành nhà mạng tiên phong trong việc đưa dịch vụ mạng 5G đến với các thuê bao di động nước nhà. Tốc độ thử nghiệm và triển khai của Viettel được đánh giá là nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đi đầu trong việc triển khai dịch vụ mạng 5G trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.