Tuy nhiên, nguồn tin trên nói rằng thậm chí sau khi cắt giảm, các khoản phí mà các cửa hàng phải trả khi họ chấp nhận thanh toán thẻ, một nguồn thu cho các ngân hàng, vẫn cao hơn các khoản phí của thẻ EU.
Ủy ban châu Âu (EC) đã đấu tranh trong hơn một thập niên qua để giảm cái gọi là chi phí trao đổi và khuyến khích thương mại xuyên biên giới và thương mại trực tuyến. Các nhà quản lý của Mỹ cũng đã bày tỏ sự không hài lòng đối với những kiểu phí như vậy.
Các nhà bán lẻ nói rằng phí trao đổi được tính là một chi phí ẩn và các công ty thẻ đã phải trả hàng tỷ USD để giải quyết các vụ kiện tụng tập thể liên quan đến thao túng phí sử dụng thẻ.
Theo đơn kiện, thì phí cà thẻ, khoản thu nhằm bù đắp việc xử lý giao dịch ghi nợ và ghi có các khoản thanh toán, là do các công ty thẻ quy định và được các ngân hàng phát hành thẻ khấu trừ trên mỗi giao dịch. Và điều này vô hình trung đã khiến những người bán lẻ phải gánh chịu các chi phí đó.
Visa, nhà điều hành mạng lưới thanh toán lớn nhất thế giới mà nằm trong tầm ngắm của EC hồi tháng 8/2017, đã tính phí cà thẻ của khách du lịch nước ngoài cao quá mức khi chúng được sử dụng ở châu Âu.
Trong khi đó, EU cho biết mức phí được tính cho các nhà bán lẻ khi họ chấp nhận thẻ Visa được cấp bên ngoài EU có thể làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ cho tất cả người tiêu dùng.
Mastercard đã cảnh báo rằng đơn vị này có thể bị phạt hơn 1 tỷ USD nếu bị kết tội vi phạm các quy định chống độc quyền của EU, nhưng con số này có thể ít hơn nếu có một cuộc thương lượng.
EC dự kiến sẽ tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các nhà bán lẻ và các nhóm người tiêu dùng trước khi quyết định có chấp nhận đề nghị từ Visa và Mastercard hay không.