Năng lượng mặt trời: "Khai thác hiệu quả, lưu trữ thông minh" là xu hướng

Tạp chí Nhịp sống số - Các giải pháp năng lượng mặt trời thông minh với sự tích hợp công nghệ điện tử công suất cao và kỹ thuật số sẽ có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu theo từng giai đoạn, hạ giá thành sản xuất điện cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

Khai thác hiệu quả và hợp lý năng lượng mặt trời là một chủ đề được nhiều quốc gia quan tâm, đồng thời là một nỗ lực toàn cầu nhằm cùng phối hợp chống lại biến đổi khí hậu. 

Liên quan đến chủ đề này, tại Diễn đàn cấp cao Vietnam Industry 4.0 Summit 2023 vừa qua, ông Lê Nho Thông – Phó Giám đốc Kinh doanh Công nghệ Năng lượng số (Huawei Digital Power) của Huawei Việt Nam - đã có bài phát biểu về chủ đề “Giải pháp công nghệ điện mặt trời cho Việt Nam”.

Huawei đề xuất các giải pháp năng lượng mặt trời phù hợp với Việt Nam
Ông Lê Nho Thông - Phó Giám Đốc Kinh doanh Công nghệ Năng lượng số (Huawei Digital Power) phát biểu tại sự kiện

Năng lượng mặt trời song hành cùng lưu trữ thông minh

Gắn với chủ đề về "chuyển đổi xanh nhanh và bền vững" của Vietnam Industry 4.0 Summit, phần trình bày, bài trình bày của ông Lê Nho Thông tập trung vào 3 yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng tượng từ "tài nguyên thiên nhiên" sang "đổi mới sáng tạo công nghệ". Cụ thể, đó là 3 thành tố: Sự đồng hành chặt chẽ trên toàn cầu trong việc thực hiện mục tiêu trung hoà carbon; Đảm bảo an ninh năng lượng để đạt được mục tiêu độc lập năng lượng; Những tiến bộ của công nghệ mang lại giá trị kinh doanh.

Theo ông Thông, với hơn 10 năm tập trung nghiên cứu và phát triển lĩnh vực điện mặt trời, Huawei đã xây dựng kế hoạch Nghiên cứu và phát triển (R&D) dài hạn, đồng thời đổi mới sáng tạo liên tục nhằm mang đến các giải pháp đột phá cho khách hàng. 

"Ngoài việc không ngừng đổi mới công nghệ, sản phẩm và các giải pháp, Huawei hợp tác chặt chẽ với các đối tác chung tầm nhìn để thiết lập các tiêu chuẩn, thúc đẩy ngành năng lượng mặt trời và lưu trữ thông minh phát triển”, ông Lê Nho Thông nhấn mạnh.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, Huawei Digital Power đã triển khai các giải pháp năng lượng số tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ 1/3 dân số thế giới. Năm 2022, mảng kinh doanh công nghệ năng lượng số được tập đoàn nâng lên tầm cao mới với khi xuất xưởng được tổng công suất lắp đặt lên tới 90.7 GW bộ điều khiển điện mặt trời thông minh trong đó phân bổ: 56,6GW cho ngành tiện ích cơ bản (nhà máy điện, nước, khí đốt…), 24,7GW cho ngành công nghiệp và thương mại cùng 9,4GW cho dân dụng.

Hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh và thông minh hơn 

Ông Thông cho biết, đến năm 2022, Huawei đang nắm giữ 30% thị phần toàn cầu của thị trường hệ thống điều khiển điện mặt trời thông minh (Smart PV Controller), với tổng công suất lên tới 300GW. Năm 2022, bộ lưu trữ năng lượng chuỗi thông minh (Smart String ESS) của Huawei cũng chiếm 14% thị phần toàn cầu và tỷ lệ doanh số bán hàng của các đối tác tăng lên 77% so với 65% của năm 2021. Các giải pháp công nghệ năng lượng số của Huawei đã góp phần sản xuất ra 7.695 tỷ kWh điện xanh, giảm phát thải 3,5 triệu tấn carbon - tương đương với việc trồng 4,8 tỷ cây xanh - đóng góp to lớn vào tương lai chuyển đổi năng lượng xanh và thông minh hơn của thế giới.

Giữa bối cảnh tình trạng thiếu điện diễn ra trên diện rộng và giá năng lượng ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp đang tìm cách cắt giảm chi phí điện cũng như lượng khí thải carbon, Huawei đã ra mắt giải pháp điện mặt trời thông minh C&I 2.0 dành riêng cho ngành công nghiệp và thương mại. C&I 2.0 bao gồm một bộ biến tần ba pha hoàn toàn mới, bộ lưu trữ năng lượng chuỗi thông minh, có thể kết hợp với hệ thống điều hòa công suất cao và bộ tối ưu hóa điện mặt trời thông minh.

So với các phiên bản C&I trước, C&I 2.0 có thiết kế linh hoạt cao, phù hợp với tất cả mô hình. Giải pháp đã được ứng dụng cho toàn ngành công nghiệp, giúp hàng nghìn khách hàng và các đối tác đạt được sự mục tiêu kinh doanh bền vững như Cảng Dubai, Nhà máy sơn ở Hà Lan, Trạm xăng dầu CNPC ở Vũ Hán, Nhà máy thực phẩm Thượng Hải,… Giải pháp đã giúp nhiều ngành công nghiệp chuyển sang kỷ nguyên carbon thấp với chi phí điện được tối ưu hóa, an toàn chủ động, vận hành và bảo trì thông minh.

Cùng đó, Huawei đã giới thiệu thiết kế “1+4+X” nâng cấp mới nhất trong năm 2022. Giải pháp tích hợp bộ điều khiển năng lượng thông minh kết nối bộ điều khiển mô-đun, bộ lưu trữ năng lượng chuỗi thông minh (Smart String ESS), bộ sạc điện mặt trời và hệ thống quản lý,… cho phép hệ sinh thái tiêu thụ điện thông minh. Điều này nâng cao tỷ lệ tự tiêu thụ điện mặt trời lên 90% so với mức 70% ở thế hệ trước, mang lại trải nghiệm năng lượng sạch toàn diện cho các gia đình với chi phí điện năng thấp hơn, an toàn chủ động và hỗ trợ thông minh. Khi được ứng dụng rộng rãi, giải pháp “1+4+X” mang lại sự độc lập tự chủ về năng lượng cho mọi người, giúp các ngôi nhà chuyển sang sử dụng 100% năng lượng xanh.

Ông Thông nhấn mạnh, nếu 10 năm trước ngành điện mặt trời phát triển công nghệ chuỗi thông minh, thì công nghệ lưu trữ thông minh (ESS) sẽ được ứng dụng rộng rãi trong 10 năm tới.  Sự kết hợp của điện mặt trời và bộ lưu trữ thông minh (ESS) sẽ tăng tốc đưa điện mặt trời trở thành nguồn năng lượng chính trong tương lai. Trong khi đó, tổ hợp “Điện mặt trời - Bộ lưu trữ thông minh (ESS) - Lưới điện - Nhà máy điện ảo” sẽ tạo ra các siêu nhà máy phát điện mặt trời thông minh. 

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.