Vay tiêu dùng tại Việt Nam: Cầu gia tăng, Cung bó hẹp

Tạp chí Nhịp sống số - Nhìn nhận thị trường, Home Credit Việt Nam đánh giá: trong khi “cầu” vay tiêu dùng của người dân rất cao và dư địa phát triển mảng tài chính tiêu dùng ở Việt Nam khá lớn thì “cung” lại đang bó hẹp.

Đại diện Home Credit cho biết, chính sách ESG là kim chỉ nam trong chiến lược phát triển bền vững của công ty, với 6 trụ cột tập trung vào 3 khía cạnh chính - môi trường, xã hội và quản trị. 

Tại Việt Nam, Công ty đặt mục tiêu giúp người dân dễ dàng tiếp cận tín dụng, hỗ trợ đối tác kinh doanh, từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 

Nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong đó, khu vực “Châu Á mới nổi” (theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) đang đối mặt với nguy cơ rơi vào bẫy bất bình đẳng vì nhiều lý do: Những người có hoàn cảnh khó khăn càng trở nên căng thẳng sau đại dịch và mất dần khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, buộc phải tìm đến những đơn vị cho vay bất hợp pháp. Trong bối cảnh nền kinh tế dần khởi sắc sau đại dịch, những vấn đề này là mối quan ngại cho Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước vào năm 2020, 70% người dân có tài khoản ngân hàng nhưng gần một nửa trong số đó không tiếp cận được tài chính tín dụng. Trong khi “cầu” vay tiêu dùng của người dân rất cao và dư địa phát triển mảng tài chính tiêu dùng ở Việt Nam khá lớn thì “cung” lại đang bó hẹp.

Thực tế, những tổ chức tín dụng truyền thống như ngân hàng thường không thể hỗ trợ nhu cầu tài chính của người dân có thu nhập dưới chuẩn vay ngân hàng. Việc đòi hỏi lịch sử tín dụng hoặc tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm cũng là rào cản khiến họ khó tiếp cận nguồn tài chính từ ngân hàng. Hậu dịch, gặp khó khăn kinh tế nhưng lại khó tiếp cận các khoản vay cá nhân từ ngân hàng, nhiều người phải tìm đến “tín dụng đen”.

Trong bối cảnh này, các công ty tài chính tiêu dùng như Home Credit giữ vai trò trọng yếu trong chiến lược đảm bảo an toàn tài chính cho người dân. Tính đến nay, Home Credit có mặt ở khắp 63 tỉnh/thành phố, phục vụ gần 14 triệu khách hàng với ba sản phẩm chính là cho vay trả góp xe máy, cho vay trả góp đồ gia dụng - điện tử và cho vay trả góp tiền mặt.

Qua đó, công ty đã mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng chính thống cho nhiều đối tượng thông qua sản phẩm “mua trước trả sau”, tạo điều kiện cho khách hàng chưa chứng minh khả năng tài chính có thể tiếp cận nguồn vốn cần thiết.

Home Credit hỗ trợ người dân tiếp cận vay tín dụng dễ dàng (Nguồn: Home Credit)

Ngoài ra, Home Credit còn điều chỉnh các khung lãi suất để giảm bớt áp lực tài chính cho các hộ gia đình và cá nhân, đặc biệt là phân khúc khách hàng thu nhập thấp; điều chỉnh thời hạn thanh toán khoản vay. Trong năm 2020, Home Credit triển khai số hóa quy trình đăng ký và duyệt khoản vay không cần sử dụng hợp đồng giấy với thời gian rút gọn chỉ 3 phút, giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Song song đó, Home Credit cũng tăng cường hợp tác với các đối tác bán lẻ địa phương để mở rộng hệ sinh thái sản phẩm mua trước trả sau. Đơn cử như một trong những đối tác bán lẻ chiến lược của Home Credit là Thế Giới Di Động - doanh nghiệp có mạng lưới cửa hàng dày đặc trên cả nước.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Thế Giới Di Động - nhận định cách đây 10 năm, khi người tiêu dùng chưa biết nhiều đến hình thức mua hàng trả góp, thì Home Credit và Thế Giới Di Động đã tiên phong triển khai hình thức “mua trước trả sau” trong ngành bán lẻ. Thông qua phương thức thanh toán linh hoạt này, người dân có cơ hội mua sắm nhanh chóng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hệ thống đối tác bán lẻ của Home Credit còn có các cửa hàng nhỏ, lẻ, chủ yếu phục vụ người dân địa phương. Việc sử dụng AI, Big Data và khoa học dữ liệu - cùng với ứng dụng Home Credit và mô hình đa kênh - giúp công ty hỗ trợ đối tác theo những cách mới và hiện đại, từ đó đồng hành chuyển đổi số hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm