Ngày 3/12, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ công bố và Vinh danh Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2024. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 (diễn ra trong 2 ngày 2-3/12 tại Hà Nội).
Đánh giá chung về các đề cử tham gia năm nay, Ban tổ chức cho biết: Các tỉnh triển khai tốt đô thị thông minh qua mỗi năm đều có sự tiến bộ, có sự thay đổi rõ rệt như TP. Đà Nẵng, TP. Thủ Đức, TP. Tây Ninh, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Trong đó, Đà Nẵng luôn giữ vững vị trí tiên phong trong công cuộc xây dựng thành phố thông minh, tích cực, chủ động tham gia giải thưởng từ năm đầu tổ chức.
Theo TS. Nguyễn Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng, năm nay Ban Tổ chức Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam đã có những điều chỉnh kịp thời, đưa thêm tiêu chí “Xanh” vào hệ thống tiêu chí đánh giá để phù hợp với mục tiêu kép của công cuộc Chuyển đổi số quốc gia - “Số đi cùng Xanh”.
"Các đề cử năm nay có chất lượng tốt, Hội đồng Sơ tuyển đã lựa chọn và bình chọn các đề cử rất xứng đáng. Hệ thống tiêu chí đánh giá khá toàn diện, với các yêu cầu cụ thể: Thông minh - Bền vững - Đổi mới sáng tạo...", TS Nguyễn Quân nói.
Cụ thể, từ 70 đề cử đăng ký tham gia, sau các vòng Sơ tuyển, Thuyết trình thẩm định và Chung tuyển, Hội đồng Giám khảo đã quyết định trao 19 Giải thưởng Smart City Việt Nam lần thứ 5, bao gồm: 10 đề cử từ các thành phố; 9 giải pháp công nghệ. Cùng đó, Hội đồng cũng quyết định khen thưởng nỗ lực phát triển của 1 thành phố.
Trong đó, giải thưởng chính của chương trình bình chọn “Thành phố thông minh Việt Nam 2024” tiếp tục thuộc về thành phố Đà Nẵng. Địa phương này còn được vinh danh ở 3 hạng mục thành phần: Thành phố điều hành, quản lý thông minh; Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thành phố quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch. Đây là lần thứ 5 Đà Nẵng được vinh danh đơn vị xuất sắc trong xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam.
Theo TS Nguyễn Quân, quá trình chuyển đổi số, thông minh hóa của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu tiên; trong những năm tới Ban Tổ chức sẽ tiếp tục nâng cao tiêu chí, sức lan tỏa và giá trị của Giải thưởng, để các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… có thể thấy rõ hơn “sức nóng” của lĩnh vực Thành phố Thông minh và hào hứng tham gia với nhiều thành tựu nổi bật hơn nữa”.
Đại diện Ban tổ chức, Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa cho biết: “Các thành phố lớn, tiên phong trong xu hướng Smart City như Singapore, Amsterdam, Seoul… đều đang đầu tư mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và 2 quá trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Tại Việt Nam, các thành phố tiên phong như Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng... cũng bắt đầu thực hiện theo xu hướng này".
Cùng đó, ông Khoa kỳ vọng những chính sách, phương thức, công nghệ sẽ được nhanh chóng đưa vào thực thi để các thành phố của Việt Nam nhanh chóng trở lên thông minh hơn, bền vững hơn, đem lại cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc cho người dân.
Trên hành trình nỗ lực đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045, các nhà quản lý đang đưa ra một số mục tiêu cụ thể: đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%, với số lượng từ 1.000 – 1.200 đô thị; Đến năm 2045: Hệ thống đô thị có mức liên kết, thống nhất, có khả năng chống chịu, thích ứng cao và đặc biệt là xanh, hiện đại, thông minh.
Đồng hành cùng nỗ lực này, Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên năm 2020 và được định vị là hoạt động thường niên của VINASA, nhằm tôn vinh những địa phương, tổ chức và doanh nghiệp tiên phong, tiêu biểu trong hành trình xây dựng đô thị thông minh. Qua đó, góp phần ủng hộ Chính phủ cũng như các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp / tổ chức… trên cả nước trong công tác xây dựng, phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.
Những thành tựu của các thành phố đoạt giảiThành phố Hà Nội được ghi nhận về sự tiên phong đổi mới dịch vụ công và hạ tầng thông minh với danh hiệu Thành phố Dịch vụ Công thông minh; Thành phố Hạ tầng thông minh Hà Nội đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn Thành phố, đạt 99,99%. Mạng di động 4G và hạ tầng cáp quang đã triển khai đến 100% tại các xã/phường/thị trấn; tỷ lệ điện thoại thông minh đạt 90%; số thuê bao di động là băng rộng đạt tỷ lệ 121%. Về 5G, dự kiến đến hết năm 2024 các doanh nghiệp triển khai lắp đặt khoảng 2000 trạm 5G trên địa bàn Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế năng động của cả nước và TP. Thủ Đức, TP. Tây Ninh là những “ngôi sao đang lên” được vinh danh tại hạng mục: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh (IOC) Đây là các thành phố đang không ngừng mở rộng hệ sinh thái đô thị thông minh, khuyến khích và đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, phục vụ mọi mặt đời sống cho hơn 11 triệu dân cư. Thành phố đã đưa vào vận hành hệ thống quản trị thực thi trên các nền tảng số, giúp các cơ quan Nhà nước quản trị và vận hành dựa trên dữ liệu như nền tảng số giải quyết thủ tục hành chính với 100% thủ tục hành chính được số hóa và cung cấp trực tuyến; nền tảng giải quyết kiến nghị Người dân, doanh nghiệp qua cổng 1022; nền tảng lắng nghe mạng xã hội đến các nền tảng lĩnh vực chuyên ngành như y tế với hồ sơ sức khỏe điện tử, giáo dục với Hệ thống Tuyển sinh đầu cấp trực tuyến; Giao thông như giám sát giao thông, điều khiển tín hiệu đèn, hỗ trợ xử lý vi phạm; Nền tảng bản đồ số Thành phố và tổng hợp thông tin kinh tế xã hội. Hệ thống quản trị, thực thi số đã giúp Thành phố quản trị, điều hành tốt hơn và nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Thành phố Cao Lãnh trong năm đầu tiên tham gia giải thưởng đã đạt danh hiệu Thành phố Giáo dục thông minh khi triển khai thành công: |